Lập dự toán, chấp hành và quyết toán thế nào về chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Nội dung chính
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán thế nào về chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2017/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Kinh phí cưỡng chế được giao vào phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ trong dự toán hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế.
Cuối năm, đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, số dư dự toán chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ theo quy định, số dư tạm ứng chi phí cưỡng chế còn lại sẽ thu hồi bằng cách chuyển vào số tạm ứng năm sau trong phạm vi dự toán hàng năm của cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế.
Trên đây là nội dung câu trả lời về lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BTC.