Quản lý chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nội dung chính
Quản lý chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
- Đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
- Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.
- Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BTC.