Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân được quy định như thế nào?
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 320/2016/TT-BTC quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán số kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung đặc thù như sau:
1. Đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP:
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quy định tại Điều 20 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm quy định cụ thể (bằng văn bản) danh sách các đối tượng được giao làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân để làm căn cứ thực hiện chi trả.
2. Đối với các đối tượng khác:
Cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có trách nhiệm mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung và số ngày tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; nội dung và số ngày xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Hàng tháng, lập bảng kê chi tiết số ngày thực tế các đối tượng được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc phân công phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân; những người chuyên trách làm công tác xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để làm căn cứ chi trả.
3. Khoản tiền bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thanh toán cùng tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trên đây là nội dung về lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, được quy định tại Thông tư 320/2016/TT-BTC .