Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, cải tạo nhà ở có giá trị văn hóa lịch sử sẽ do ai cấp?

Chuyên viên pháp lý Đào Thị Mỹ Hồng
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Để cải tạo lại nhà ở có giá trị văn hóa lịch sử thì cơ quan nào sẽ cung cấp kinh phí để cải tạo lại?

Nội dung chính

    Nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử được xác định như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2023 quy định nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử được xác định như sau:

    Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử
    1. Nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, bao gồm cả nhà biệt thự là nhà ở cũ không phân biệt hình thức sở hữu, được xác định như sau:
    a) Nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia hoặc cấp tỉnh;
    b) Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc danh mục được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Như vậy, theo căn cứ trên thì nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia hoặc cấp tỉnh

    Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, cải tạo nhà ở có giá trị văn hóa lịch sử sẽ do ai cấp?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 122 Luật Nhà ở 2023 Nhà nước quy định về kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, cải tạo nhà ở có giá trị văn hóa lịch sử như sau:

    Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử
    ...
    4. Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và nhà ở thuộc tài sản công do ngân sách nhà nước cấp.
    Đối với nhà ở không thuộc tài sản công nhưng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí để chủ sở hữu thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở này.

    Như vậy, theo quy định trên thì Nhà ở có giá trị di tích lịch sử- văn hóa lịch sử là thuộc tài sản công vì vậy khi cải tạo, sửa chửa, bảo trì, bảo tồn thì sẽ do Ngân sách Nhà nước cấp.

    Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, cải tạo nhà ở có giá trị văn hóa lịch sử sẽ do ai cấp? ( Hình ảnh từ Internet)

    Trường hợp nào thì nhà ở thuộc tài sản công bị thu hồi, cưỡng chế?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 127 Luật Nhà ở 2023 Nhà nước quy định một trong các trường hợp sau đây thì nhà ở thuộc tài sản công bị thu hồi, cưỡng chế

    Các trường hợp thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công
    1. Việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
    b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở;
    c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
    d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này;
    đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; người đang thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
    e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không trả đủ tiền thuê nhà ở theo hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
    g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc trường hợp phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở thuộc trường hợp không bảo đảm an toàn trong sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
    h) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua;
    i) Bên thuê nhà ở công vụ được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại địa phương khác;
    k) Chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.

    Như vậy, theo quy định trên thì việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở

    - Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

    - Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua

    - Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023

    - Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; người đang thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án

    - Bên thuê, thuê mua nhà ở không trả đủ tiền thuê nhà ở theo hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng

    - Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc trường hợp phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở thuộc trường hợp không bảo đảm an toàn trong sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng

    - Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua

    - Bên thuê nhà ở công vụ được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại địa phương khác;

    - Chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.

    58
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ