Kinh doanh công cụ hỗ trợ có được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh và trật tự hay không?

Liệu kinh doanh công cụ hỗ trợ có phải là ngành nghề yêu cầu tuân thủ các điều kiện về an ninh và trật tự không?

Nội dung chính

    Kinh doanh công cụ hỗ trợ có được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh và trật tự hay không?

    Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: 

    Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ." thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

    Điều kiện về an ninh trật tự Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm sửa chữa) được quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

    Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Đối với người Việt Nam:

    Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

    Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    - Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

    Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

    - Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm

    Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;

    Biện pháp thực hiện;

    Lực lượng phục vụ thường xuyên;

    Phương tiện phục vụ;

    Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;

    Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;

    Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

     

    1