Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định ra sao?
Nội dung chính
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 50 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau:
Việc kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 35 của Quy chế này; đồng thời, kiểm sát việc cung cấp, thu thập tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Chánh án Tòa án.
Điều 22. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm
Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của những người tham gia tố tụng về các nội dung sau:
- Thành phần, tư cách pháp lý của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
- Việc từ chối tiến hành tố tụng, giám định, phiên dịch; việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; việc quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;
- Việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự;
- Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ và xem xét chấp nhận việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa;
- Việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa.
Điều 35. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa phúc thẩm
Việc kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này; đồng thời, kiểm sát việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo theo quy định tại Điều 284 BLTTDS.