Trong vụ án dân sự, một người có thể đại diện cho nhiều đương sự hay không?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Trong vụ án dân sự, một người có thể đại diện cho nhiều đương sự hay không? Quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự? Người kháng cáo có được ủy quyền cho người khác đại diện đi kháng cáo không?

Nội dung chính

    1. Trong vụ án dân sự, một người có thể đại diện cho nhiều đương sự hay không?

    Em là sinh viên thực tập tại Tòa, vừa qua em có ngồi xem một phiên tòa dân sự thì có thấy chỉ có một người đại diện mà lại có thể đại diện cho nhiều người trong 01 vụ án dân sự, em thấy có vẻ lạ nên Ban tư vấn vui lòng giải đáp giúp em: một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự không?

    Trả lời:

    Tại Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:

    Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:

    a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

    Ta có thể hiểu một người không được đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau. Như vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự.

    2. Quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    Quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự?

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

    2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

    d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

    đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Trong vụ án dân sự, một người có thể đại diện cho nhiều đương sự hay không?

    Trong vụ án dân sự, một người có thể đại diện cho nhiều đương sự hay không?

    3. Người kháng cáo có được ủy quyền cho người khác đại diện đi kháng cáo không?

    Do công việc khá bận, nên sau khi có quyết định của Tòa án về việc tranh chấp giữa tôi và anh B, tôi muốn tiếp tục kháng cáo nhưng muốn ủy quyền cho một người khác thì có được không? Mong sớm nhận phản hồi.

    Trả lời:

    Tại Khoản 3 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:

    Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

    335
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ