Khoang cháy và khoang đệm trong an toàn cháy khác nhau thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Khoang cháy và khoang đệm trong an toàn cháy khác nhau thế nào? Yêu cầu về phòng cháy đối với nhà ở liên kế như thế nào?

Nội dung chính

Khoang cháy và khoang đệm trong an toàn cháy khác nhau thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 1.4 Mục 1 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình quy định như sau:

1 QUY ĐỊNH CHUNG
[...]
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
1.4.27
Họng nước chữa cháy
Tổng hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lập đặt sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy.
1.4.28
Khoảng cách phòng cháy chống cháy
Khoảng cách quy định giữa các nhà và công trình với mục đích ngăn cản cháy lan.
1.4.29
Khoang cháy
Một phần của nhà, được ngăn cách bởi các tường ngăn cháy và (hoặc) sàn ngăn cháy hoặc mái ngăn cháy, với giới hạn chịu lửa của các kết cấu ngăn chia bảo đảm việc đám cháy không lan ra ngoài khoang cháy trong suốt thời gian đám cháy
1.4.30
Khoang đệm
Không gian chuyển tiếp giữa hai cửa đi, dùng để bảo vệ tránh sự xâm nhập của khói và của các khí khác khi đi vào nhà, vào buồng thang bộ, hoặc vào các gian phòng khác của nhà.
[...]

Như vậy, khoang cháy là “vùng ngăn lửa” nhằm giới hạn phạm vi cháy trong công trình. Còn khoang đệm là “vùng ngăn khói” nhằm bảo vệ khu vực thoát nạn và con người.

Cả hai đều là những giải pháp bắt buộc trong thiết kế nhà ở, công trình xây dựng… để đảm bảo an toàn cháy nổ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Khoang cháy và khoang đệm trong an toàn cháy khác nhau thế nào?

Khoang cháy và khoang đệm trong an toàn cháy khác nhau thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về phòng cháy đối với nhà ở liên kế như thế nào?

Căn cứ Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về yêu cầu về phòng cháy quy định như sau:

8. Yêu cầu về phòng cháy
8.1            Khi thiết kế phòng chống cháy cho nhà ở liên kế phải tuân theo các quy định trong TCVN 2622 và các yêu cầu về về an toàn cháy cho nhà và công trình [2].
8.2            Phải tránh lửa cháy lan giữa hai nhà qua các ô cửa.
8.3       Phải tổ chức đường giao thông, hệ thống cấp nước chữa cháy cho khu nhà ở liên kế.
8.4       Phải có giải pháp không cho khói từ buồng thang lan vào các tầng và ngược lại để đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố.
8.5       Các hộp vòi chữa cháy được đặt ở mỗi tầng tại các sảnh cầu thang và phải đảm bảo cung cấp nước chữa cháy khi có xảy cháy.

Theo đó, yêu cầu về phòng cháy đối với nhà ở liên kế được thực hiện theo quy định trên.

Các khu vực nào không được phép xây dựng nhà ở liên kế?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về quy định chung như sau:

4. Quy định chung
4.1. Nhà ở liên kế được xây dựng theo quy hoạch chung tại các tuyến đường trong đô thị hoặc ngoại vi. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ.
4.2. Khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà liên kế hai bên tuyến đường đô thị phải hài hòa với tổng thể kiến trúc tuyến phố và phải bảo đảm mỹ quan riêng của công trình.
4.3. Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Có số tầng và cao độ các tầng như nhau trong một dãy nhà;
- Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất trong một khu vực;
- Có màu sắc chung cho một dãy nhà;
- Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;
- Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;
- Chiều dài của một dãy nhà ở liên kế không lớn hơn 60 m. Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.
- Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m.
4.4. Nhà ở liên kế mặt phố xây dựng mới không đồng thời thì các nhà xây sau phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt và thống nhất với các nhà xây trước về cao độ nền, độ cao tầng 1 (tầng trệt), cao độ ban công, cao độ và độ vươn của ô văng, màu sắc hoàn thiện...
4.5. Những khu vực sau đây trong đô thị không cho phép xây nhà ở liên kế:
- Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường, đoạn đường đã được quy định trong quy hoạch chi tiết là biệt thự;
- Các khu vực đã có quy hoạch ổn định; nếu xây dựng nhà ở liên kế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Trong khuôn viên có các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, các công trình thương mại, dịch vụ, các cơ sở sản xuất;
- Trên các tuyến đường, đoạn đường, các khu vực được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.
...

Như vậy, các khu vực trong đô thị không được phép xây dựng nhà ở liên kế bao gồm:

- Khuôn viên và tuyến đường dành cho biệt thự: Những khu vực đã được quy hoạch chi tiết là biệt thự sẽ không cho phép xây dựng nhà ở liên kế.

- Khu vực có quy hoạch ổn định: Nếu xây dựng nhà ở liên kế trong những khu vực này, cần có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

- Khuôn viên công trình công cộng: Nhà ở liên kế không được xây dựng trong khu vực có các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, công trình thương mại, dịch vụ, hoặc các cơ sở sản xuất.

- Khu vực bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị: Những tuyến đường, đoạn đường, và khu vực được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị cũng không được phép xây dựng nhà ở liên kế.

saved-content
unsaved-content
107