Khiếu nại và tố cáo theo quy định có điểm gì khác nhau ?

Khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào? Khiếu nại và tố cáo theo quy định có điểm gì khác nhau? Quy định cụ thể về khiếu nại và tố cáo như thế nào?

Nội dung chính

    Khiếu nại và tố cáo theo quy định có điểm gì khác nhau ?

    Khiếu nại (KN) là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Tố cáo (TC) là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    Sự khác biệt giữa KN và TC thể hiện trên các khía cạnh sau:

    - Tất cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền KN. Khác với KN, chủ thể thực hiện quyền TC theo như quy định trong Luật TC chỉ có thể là công dân.

    - Đối tượng KN là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, tác động trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người KN. Đối tượng TC là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    - Người KN phải KN đúng với cơ quan có thẩm quyền giải quyết KN. Người TC có thể TC hành vi vi phạm pháp luật đối với bất cứ cơ quan Nhà nước nào. Nếu TC không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan nhận được có trách nhiệm chuyển đơn TC và thông báo bằng văn bản cho người TC biết; nếu người TC đến TC trực tiếp thì cơ quan đó có trách nhiệm hướng dẫn người TC đến cơ quan có thẩm quyền.

    - Người KN phải có hành vi năng lực đầy đủ (nếu không phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ để thực hiện KN). Theo Bộ luật Dân sự, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi và không mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc điều khiển được hành vi của mình hoặc bị hạn chế năng lực hành vi do nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác. Tuy nhiên, có một số trường hợp, người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể tự mình KN. Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra, khi không đồng ý với quyết định của cơ quan xử lý có thể tự mình KN quyết định đó. Trường hợp người KN ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình KN thì được ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện KN.

    7