Khi cha từ chối nhận con, các bước pháp lý nào cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho trẻ?

Khi cha từ chối nhận con, các bước pháp lý nào cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho trẻ?

Nội dung chính

    Khi cha từ chối nhận con, các bước pháp lý nào cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho trẻ?

    Vấn đề con chung sẽ áp dụng Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành và được xác định như sau:

    Chưa đăng kí kết hôn mà có con thì xác định con chung như thế nào?

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha, mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    Khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nhưng nếu cha mẹ cùng đồng ý thừa nhận thì đứa trẻ mặc định là con chung của cha mẹ.

    Khi cuộc sống thoáng hơn, giới trẻ cũng vì nhiều lý do khách quan, chủ quan mà sinh con trước thời kì hôn nhân. Do đó, đối với con được sinh trước thời kỳ hôn nhân mà nhưng cha, mẹ thừa nhận là con chung thì được coi là con chung của vợ chồng.

    Xác định con chung trong thời kì hôn nhân

    Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Theo quy định này, khi hôn nhân còn tồn tại,  chỉ cần người vợ sinh con hoặc có thai trong thời kỳ này đều đương nhiên được hiểu là con chung của hai vợ chồng. Trừ trường hợp người cha không nhận con và đưa ra các bằng chứng xác đáng cho việc không nhận con của mình.

    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Đối với thời gian mang thai của người phụ nữ thông thường là 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai quá thời gian thông thường đó. Vì thế thời gian trung bình mà pháp luật dùng để xác định con chung của vợ chồng là 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt.

    Vì vậy, cho dù hôn nhân đã chấm dứt nhưng nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn luật định này thì đứa trẻ vẫn được mặc nhiên hiểu là con chung của hai vợ chồng và người chồng vẫn phải có nghĩa vụ đối với đứa trẻ được sinh ra.

     

    9