Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính như thế nào?

Chào anh chị, tôi có một người bạn cháu có đứa con 10 tuổi mà bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính. Sắp tới gia đình dự đưa cháu đi khám để xác định lại giới tính. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì việc khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính như thế nào?

Nội dung chính

    Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính như thế nào?

    Tại Điều 9 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính như sau:

    (1) Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:

    - Khám lâm sàng:

    - Ngoại hình;

    - Bộ phận sinh dục ngoài và trong

    - Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.

    -Khám cận lâm sàng:

    Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau:

    - Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;

    - Xét nghiệm nội tiết tố;

    - Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;

    - Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.

    (2) Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.

    3) Điều trị xác định lại giới tính:

    - Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;

    - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;

    - Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.

    14