Khái niệm và nội dung hồ sơ mời quan tâm đối với dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?
Nội dung chính
Khái niệm hồ sơ mời quan tâm đối với dự án đầu tư có sử dụng đất là gì?
Căn cứ theo khoản 19 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định về khái niệm hồ sơ mời quan tâm như sau:
Giải thích từ ngữ
...
19. Hồ sơ mời quan tâm là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi có bước mời quan tâm, bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm là toàn bộ tài liệu sử dụng cho dự án cần xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực, bao gồm yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà đầu tư.
...
Như vậy, hồ sơ mời quan tâm đối với sự án có sử dụng đất là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu đối với dự án có sử dụng đất, bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
Khái niệm và nội dung hồ sơ mời quan tâm đối với dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ mời quan tâm đối với dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 39 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Lập, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm
...
2. Nội dung hồ sơ mời quan tâm bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà đầu tư;
b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;
c) Yêu cầu về đối tượng, điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Yêu cầu về việc nhà đầu tư không trong thời gian bị cấm hoạt động kinh doanh bất động sản, bị tạm ngừng, bị đình chỉ hoạt động theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản (áp dụng đối với dự án bất động sản);
đ) Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
e) Các biểu mẫu dự quan tâm;
g) Thông tin và yêu cầu thực hiện đầu tư có sử dụng đất;
h) Nội dung có liên quan khác (nếu có).
...
Như vậy, nội dung hồ sơ mời quan tâm đối với dự án có sử dụng đất sẽ bao gồm:
(1) Chỉ dẫn nhà đầu tư;
(2) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;
(3) Yêu cầu về đối tượng, điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
(4) Yêu cầu về việc nhà đầu tư không trong thời gian bị cấm hoạt động kinh doanh bất động sản, bị tạm ngừng, bị đình chỉ hoạt động theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản'
(5) Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 39 Nghị định 115/2024/NĐ-CP;
(6) Các biểu mẫu dự quan tâm;
(7) Thông tin và yêu cầu thực hiện đầu tư có sử dụng đất;
(8) Nội dung có liên quan khác
Đánh giá sơ bộ về năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư dựa trên cơ sở nào?
Theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Lập, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm
...
4. Tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, gồm:
a) Yêu cầu vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 của Nghị định này;
b) Kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 46 của Nghị định này;
c) Đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm gồm yêu cầu về sơ bộ phương án bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.
...
Theo đó, các tiêu chí đánh giá sơ bồ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư gồm:
(1) Yêu cầu vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 của Nghị định 115/2024/NĐ-CP;
(2) Kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 46 của Nghị định 115/2024/NĐ-CP;
Đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm gồm yêu cầu về sơ bộ phương án bồi thường, tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định thế nào?
Theo Điều 41 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, sửa đổi, rút, làm rõ hồ sơ đăng ký thực hiện dự án
1. Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm. Thời gian chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm đến ngày có thời điểm đóng thầu.
2. Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án của nhà đầu tư bao gồm: văn bản đăng ký thực hiện dự án; hồ sơ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
...
Như vậy, nhà đầu tư cần lưu ý các quy định sau về việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án sử dụng đất:
Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện dự án tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án của nhà đầu tư bao gồm: văn bản đăng ký thực hiện dự án; hồ sơ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; các tài liệu khác có liên quan (nếu có).