Huyện Đan Phượng Hà Nội đổi thành các xã phường nào sau sáp nhập tỉnh 2025?
Nội dung chính
Huyện Đan Phượng Hà Nội đổi thành các xã phường nào sau sáp nhập tỉnh 2025?
Ngày 16/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.
Theo Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025, sau sáp nhập xã phường, sắp xếp đơn vị hành chính, Thủ Đô Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 75 xã và 51 phường.
Trước sáp nhập tỉnh (01/7/2025), huyện Đan Phượng có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phùng (huyện lỵ) và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.
Sau sáp nhập tỉnh 2025 (01/7/2025), theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
Vậy nên, sau sáp nhập tỉnh 2025 không còn huyện Đan Phượng mà sẽ chia thành các phường xã. Huyện Đan Phượng Hà Nội đổi thành các xã phường sau đây sau sáp nhập tỉnh 2025:
(1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Trạm Trôi, các xã Di Trạch, Đức Giang, Đức Thượng, một phần diện tích tự nhiên của phường Tây Tựu và xã Tân Lập, phần còn lại của xã Kim Chung (huyện Hoài Đức) sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Hoài Đức.
(2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Lại Yên, Sơn Đồng, Tiền Yên, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã An Khánh, Song Phương, Vân Côn, một phần diện tích tự nhiên của xã An Thượng và phần còn lại của xã Vân Canh sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Sơn Đồng.
(3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đông La, phần còn lại của phường Dương Nội sau khi sắp xếp, phần còn lại của xã An Khánh sau khi sắp xếp, phần còn lại của xã La Phù sau khi sắp xếp và phần còn lại của các xã Song Phương, Vân Côn, An Thượng sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã An Khánh.
(4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Phùng và các xã Đồng Tháp, Song Phượng, Thượng Mỗ, Đan Phượng thành xã mới có tên gọi là xã Đan Phượng.
(5) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hạ Mỗ, xã Tân Hội, một phần diện tích tự nhiên, toàn bộ quy mô dân số của các xã Liên Hà (huyện Đan Phượng), Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Trung, một phần diện tích tự nhiên của xã Văn Khê, phần còn lại của phường Tây Tựu sau khi sắp xếp và phần còn lại của xã Tân Lập sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Ô Diên.
(6) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phương Đình, một phần diện tích tự nhiên, toàn bộ quy mô dân số của các xã Trung Châu, Thọ Xuân và Thọ An, một phần diện tích tự nhiên của xã Hồng Hà và xã Tiến Thịnh thành xã mới có tên gọi là xã Liên Minh.
(7) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tráng Việt, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), Văn Khê, Mê Linh, một phần diện tích tự nhiên của xã Đại Thịnh và xã Hồng Hà, phần còn lại của các xã Liên Hà (huyện Đan Phượng), Liên Hồng, Liên Trung sau khi sắp xếp, phần còn lại của xã Đại Mạch sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Mê Linh.
(8) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Chu Phan, Hoàng Kim, Liên Mạc, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Thạch Đà, một phần diện tích tự nhiên của xã Văn Khê, phần còn lại của các xã Tiến Thịnh, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An sau khi sắp xếp và phần còn lại của xã Hồng Hà sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Yên Lãng.
Như vậy, huyện Đan Phượng Hà Nội đổi thành các xã phường sau đây sau sáp nhập tỉnh 2025: xã Hoài Đức, xã Sơn Đồng, xã An Khánh, xã Đan Phượng, xã Ô Diên, xã Liên Minh, xã Mê Linh, xã Yên Lãng.
Huyện Đan Phượng Hà Nội đổi thành các xã phường nào sau sáp nhập tỉnh 2025? (Hình từ Internet)
UBND xã phường có thẩm quyền cấp sổ đỏ sau sáp nhập tỉnh 2025 không?
Ngày 12/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và Nghị quyết 202/2025/QH15 chính thức có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua, tức là ngày 12/6/2025
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP về thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường như sau:
Điều 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, bao gồm:
[...]
g) Quyết định giá bán nhà ở tái định cư trong địa bàn quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai;
h) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 136 và điểm d khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai;
i) Xác định lại diện tích đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 6 Điều 141 Luật Đất đai;
[...]
Theo đó, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường thực hiện việc cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) trong các trường hợp sau:
- Cấp sổ đỏ cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);
- Cấp sổ đỏ cho cộng đồng dân cư;
- Cấp sổ đỏ đối với trường hợp diện tích đất của tổ chức đã bố trí cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của tổ chức làm nhà ở trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành.
Nghị định 151/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Như vậy, sau sáp nhập tỉnh 2025, Chủ tịch UBND xã phường được cấp sổ đỏ trong 03 trường hợp được quy định như trên.