Huyện Củ Chi sau sáp nhập đổi thành gì? Phương án sáp nhập huyện Củ Chi?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Huyện Củ Chi sau sáp nhập đổi thành gì? Phương án sáp nhập huyện Củ Chi? Phân loại đơn vị hành chính như thế nào?

Nội dung chính

Huyện Củ Chi sau sáp nhập đổi thành gì? Phương án sáp nhập huyện Củ Chi?

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
...
123. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An thành xã mới có tên gọi là xã Củ Chi.
124. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Củ Chi, xã Phước Hiệp và xã Tân An Hội thành xã mới có tên gọi là xã Tân An Hội.
125. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Trung Lập Thượng, Phước Thạnh và Thái Mỹ thành xã mới có tên gọi là xã Thái Mỹ.
126. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phú Mỹ Hưng, An Phú và An Nhơn Tây thành xã mới có tên gọi là xã An Nhơn Tây.
127. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Phạm Văn Cội, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức thành xã mới có tên gọi là xã Nhuận Đức.
128. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông và Phú Hòa Đông thành xã mới có tên gọi là xã Phú Hòa Đông.
129. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), Hòa Phú và Trung An thành xã mới có tên gọi là xã Bình Mỹ.
130. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Thới Tam Thôn, Nhị Bình và Đông Thạnh thành xã mới có tên gọi là xã Đông Thạnh.
...

Như vậy, theo quy định trên, huyện Củ Chi sau sáp nhập đổi thành 07 xã như sau:

- Xã Củ Chi.

- Xã Tân An Hội.

- Xã Thái Mỹ.

- Xã An Nhơn Tây.

- Xã Nhuận Đức.

- Xã Phú Hòa Đông.

- Xã Bình Mỹ.

Trên đây là nội dung về Huyện Củ Chi sau sáp nhập đổi thành gì? Phương án sáp nhập huyện Củ Chi?

Huyện Củ Chi sau sáp nhập đổi thành gì? Phương án sáp nhập huyện Củ Chi?

Huyện Củ Chi sau sáp nhập đổi thành gì? Phương án sáp nhập huyện Củ Chi? (Hình từ Internet)

Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:

Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;

- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã; bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;

- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; có cơ chế theo dõi, đánh giá, kiểm tra và kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;

- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

Căn cứ tình hình thực tiễn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; chính quyền địa phương cấp tỉnh giao cho chính quyền địa phương của một trong các đơn vị hành chính cấp xã có liên quan chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên bảo đảm phát huy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Phân loại đơn vị hành chính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:

Phân loại đơn vị hành chính

- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.

saved-content
unsaved-content
1