Hồ sơ miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại yêu cầu những gì?
Nội dung chính
Hồ sơ miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại yêu cầu những gì?
Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại
Tại Điều 13 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định về hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại như sau:
1. Đơn xin miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại của người chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án không thể tự mình làm đơn đề nghị thì người thân thích của người chấp hành án hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc đề nghị thay.
2. Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 110 và các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự.
Thủ tục đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại
Tại Điều 14 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định về thủ tục đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại như sau:
- Thủ tục đề nghị miễn thời hạn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 110 và khoản 1 Điều 117 của Luật Thi hành án hình sự.
- Công an cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, kiểm soát, giáo dục người chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại rà soát người có đủ điều kiện miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp không đồng ý đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và nêu rõ lý do.