Hệ thống định mức xây dựng bao gồm những loại nào?

Xin cho hỏi, quy định về hệ thống định mức xây dựng bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Hệ thống định mức xây dựng bao gồm những loại nào?

    Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về hệ thống định mức xây dựng như sau:

    Hệ thống định mức xây dựng
    1. Hệ thống định mức xây dựng gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức chi phí. Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm định mức cơ sở và định mức dự toán.
    2. Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và được sử dụng để xác định hoặc điều chỉnh định mức dự toán.
    3. Định mức dự toán
    a) Định mức dự toán là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng công trình;
    b) Định mức dự toán được áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây dựng, là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình, làm cơ sở để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
    4. Định mức chi phí gồm: định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị. Định mức chi phí là cơ sở để xác định giá xây dựng công trình, dự toán chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng như chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và một số nội dung chi phí khác.
    5. Định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành, của địa phương là định mức cho các công tác chưa được quy định trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành và chỉ xuất hiện trong các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý hoặc tại địa phương.
    ...

    Theo đó, hệ hống định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức chi phí. Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm định mức cơ sở và định mức dự toán.

    Định mức chi phí gồm: định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị.

    Hệ thống định mức xây dựng bao gồm những loại nào? (hình từ internet)

    Hệ thống định mức xây dựng bao gồm những loại nào? (hình từ internet)

    Trách nhiệm ban hành định mức xây dựng thuộc về cơ quan nào?

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP cơ quan chịu trách nhiệm ban hành định mức xây dựng như sau:

    (1) Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng, ban hành định mức xây dựng sử dụng chung trong phạm vi cả nước.

    Theo đó, khoản 6 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 12/2021/TT-BXD. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư ban hành các định mức xây dựng được quy định tại Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BXD như sau:

    Ban hành kèm theo Thông tư này các định mức xây dựng sau:
    1. Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình tại Phụ lục I;
    2. Định mức dự toán xây dựng công trình tại Phụ lục II;
    3. Định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình tại Phụ lục III;
    4. Định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ tại Phụ lục IV;
    5. Định mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành xây dựng tại Phụ lục V;
    6. Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng tại Phụ lục VI;
    7. Định mức sử dụng vật liệu xây dựng tại Phụ lục VII;
    8. Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng tại Phụ lục VIII.

    (2) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành.

    (3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, ban hành định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của địa phương.

    Như vậy, Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, ban hành định mức xây dựng sử dụng chung trong phạm vi cả nước.

    Việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng do ai ban hành?

    Theo khoản 8 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về việc áp dụng, tham khảo hệ thống định mức xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 136 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

    Định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng
    ...
    3. Việc áp dụng hoặc tham khảo hệ thống định mức xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành được quy định như sau:
    a) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư căn cứ quy định về quản lý chi phí, áp dụng hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
    b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP, chủ đầu tư căn cứ quy định về quản lý chi phí, tham khảo hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
    c) Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư tham khảo hệ thống định mức được ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
    4. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
    Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng tại địa phương.
    5. Chính phủ quy định kỳ rà soát, cập nhật, điều chỉnh hệ thống định mức xây dựng đã ban hành.
    6. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc xác định các định mức xây dựng mới, điều chỉnh định mức xây dựng không phù hợp với yêu cầu đặc thù của công trình; quy định việc xác định chỉ số giá xây dựng công trình nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.”

    Như vậy, việc áp dụng hoặc tham khảo hệ thống định mức xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

    12