Hệ thống báo cáo sự cố, tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm trong hoạt động dầu khí sẽ vận hành như thế nào khi xảy ra các sự cố?
Nội dung chính
Hệ thống báo cáo sự cố, tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm trong hoạt động dầu khí sẽ vận hành như thế nào khi xảy ra các sự cố?
Tại Điều 21 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm như sau:
(1) Quy trình thông báo và báo cáo
Yêu cầu nội dung về quy trình thông báo từ khi phát hiện sự cố đến khi thông tin cho lực lượng tham gia ứng cứu và lực lượng chỉ đạo/điều hành công tác ứng cứu, nhân viên/bộ phận hỗ trợ ứng cứu, đối tác, nhà thầu, lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp của các cơ quan chính quyền địa phương theo yêu cầu, các tổ chức ứng cứu quốc tế
(2) Thông báo nội bộ
Yêu cầu các nội dung sau:
- Các hình thức thông báo sự cố đến Chỉ huy ứng cứu khẩn cấp, lực lượng tham gia ứng cứu, các phòng ban/bộ phận, nhân viên hỗ trợ ứng cứu.
- Nội dung thông báo (mô tả sự cố, loại tình huống khẩn cấp, vị trí và thời gian xảy ra, mức độ thiệt hại/số người bị thương, tình trạng, hành động đã khắc phục, yêu cầu hỗ trợ).
- Kênh thông tin liên lạc (điện thoại, bộ đàm, âm thanh báo động, fax/email...).
- Người được ủy quyền thông báo khẩn cấp.
(3) Thông báo tình huống khẩn cấp ra bên ngoài
Yêu cầu các nội dung sau:
- Các quy định về hình thức thông báo, người chịu trách nhiệm hoặc được ủy quyền thông báo.
- Quy trình và nội dung thông báo cho đơn vị chủ quản, các cơ quan có thẩm quyền liên quan, đối tác, tổ chức hỗ trợ ứng cứu, báo chí/truyền thông, thân nhân người bị nạn...
(4) Lập báo cáo sự cố
Yêu cầu nội dung về các quy định về lập và nộp các báo cáo tai nạn/sự cố, các biểu mẫu báo cáo tai nạn/sự cố trong nội bộ, cho đơn vị chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền, cho truyền thông/báo chí...