Hệ sinh thái đất ngập nước là gì? Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Hệ sinh thái đất ngập nước là gì? Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?

Nội dung chính

    Hệ sinh thái đất ngập nước là gì?

    Hệ sinh thái đất ngập nước là gì? được căn cứ tại Điều 2 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về giải thích từ ngữ như sau:

    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Các từ ngữ,sử dụng trong Nghị định được hiểu như sau:
    1. Bảo tồn vùng đất ngập nước là duy trì, bảo vệ cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước.
    2. Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước là những lợi ích do hệ sinh thái đất ngập nước mang lại cho con người.
    3. Đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước là tập hợp các thành phần, các quá trình và các dịch vụ hệ sinh thái đặc trưng cho vùng đất ngập nước tại một thời điểm nhất định.
    4. Công ước Ramsar là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
    5. Hệ sinh thái đất ngập nước là khu vực bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một vùng đất ngập nước nhất định có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.
    6. Khu bảo tồn đất ngập nước là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích đất ngập nước chiếm tỷ lệ từ 50% diện tích của khu bảo tồn trở lên.
    [...]

    Theo đó, hệ sinh thái đất ngập nước là khu vực bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một vùng đất ngập nước nhất định có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.

    Hệ sinh thái đất ngập nước là gì? Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?

    Hệ sinh thái đất ngập nước là gì? Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như sau:

    - Việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước.

    - Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước.

    - Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.

    Quy định xác lập và quản lý các hoạt động trong phân khu chức năng của khu bảo tồn đất ngập nước đối với phân khu phục hồi sinh thái như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

    Điều 16. Xác lập và quản lý các hoạt động trong phân khu chức năng của khu bảo tồn đất ngập nước
    [...]
    2. Các hoạt động diễn ra trong từng khu bảo tồn đất ngập nước phải tuân thủ Quy chế quản lý cụ thể của khu bảo tồn do cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này và không trái với các quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.
    3. Quy định đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
    a) Không tiến hành các hoạt động: ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh; điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; cư trú trái phép; lấn chiếm đất ngập nước, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất; phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên và các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước;
    b) Không triển khai các hoạt động làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước, bao gồm: thay đổi chế độ thủy văn; gây ô nhiễm môi trường; thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và biến động thành phần loài;
    c) Không săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và xây dựng công trình, nhà ở, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
    d) Bảo vệ sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên của các loài chim nước, chim di cư và bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;
    đ) Được thu thập các mẫu vật của các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;
    e) Được thực hiện các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, suy thoái hệ sinh thái trong phân khu.
    4. Quy định đối với phân khu phục hồi sinh thái:
    a) Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này; không chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; xây dựng công trình, nhà ở trái phép; không săn bắt các loài chim nước, chim di cư; bảo vệ các loài thuộc các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;
    b) Khoanh nuôi tự nhiên phục hồi các loài thủy sinh, trồng và làm giàu hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các loài bản địa; khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh cảnh thích hợp của các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
    c) Được thả, nuôi phục hồi các loài sinh vật bản địa; phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên trong phân khu;
    d) Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;
    đ) Được triển khai hoạt động du lịch sinh thái, giải trí theo quy định của pháp luật;
    e) Thực hiện các giải pháp phòng ngừa biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước trong phân khu.
    [...]

    Như vậy, quy định xác lập và quản lý các hoạt động trong phân khu chức năng của khu bảo tồn đất ngập nước đối với phân khu phục hồi sinh thái như sau:

    - Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 66/2019/NĐ-CP; không chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; xây dựng công trình, nhà ở trái phép; không săn bắt các loài chim nước, chim di cư; bảo vệ các loài thuộc các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;

    - Khoanh nuôi tự nhiên phục hồi các loài thủy sinh, trồng và làm giàu hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các loài bản địa; khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh cảnh thích hợp của các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;

    - Được thả, nuôi phục hồi các loài sinh vật bản địa; phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên trong phân khu;

    - Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;

    - Được triển khai hoạt động du lịch sinh thái, giải trí theo quy định của pháp luật;

    - Thực hiện các giải pháp phòng ngừa biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước trong phân khu.

    saved-content
    unsaved-content
    25