Hàng hóa sẽ bị xử lý như thế nào khi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật?

Chế độ xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Hàng hóa sẽ bị xử lý như thế nào khi có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật?

    Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì chế độ xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau:

    - Chi cục Hải quan thông báo cho người nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 06-SHTT ban hành kèm Thông tư này, kèm hình ảnh của hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (nếu có).
    - Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
    + Trường hợp nhận được đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc chưa đăng ký kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ tại cơ quan hải quan nhưng chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan bằng văn bản, nếu chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan:
    ++ Quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
    ++ Trường hợp có đủ cơ sở khẳng định hàng hóa theo thông báo là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét quyết định áp dụng ngay các biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ, đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm soát các cấp để xác minh, thu thập thông tin về hàng hóa theo quy định.
    + Trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không có đơn hoặc không có văn bản đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan nhưng thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan hoặc có đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan nhưng không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan thì không thực hiện việc tạm dừng làm thủ tục hải quan cho lô hàng trừ trường hợp hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
    - Trường hợp không có thông tin yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trong quá trình kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu hoặc chụp ảnh hàng hóa, đồng thời phối hợp với đơn vị chuyên trách kiểm soát về sở hữu trí tuệ tại Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố để quyết định thông quan hàng hóa hoặc tạm giữ hàng hóa nếu xác định dấu hiệu vi phạm.

    Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2015/TT-BTC.

    11