Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đối với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ra sao?

Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đối với tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long? Đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại nhóm đất nào?

Nội dung chính

    Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất đối với tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 176 Luật Đất đai 2024 về hạn mức giao đất nông nghiệp quy định như sau:

    Hạn mức giao đất nông nghiệp
    1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
    a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
    b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
    2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
    3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
    a) Đất rừng phòng hộ;
    b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
    4. Cá nhân được giao nhiều loại đất trong các loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha; trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.
    …..

    Theo đó, hạn mức giao đất đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đối với các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long là không quá 03 ha

    Hạn mức giao đất đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất đối với tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long?

    Hạn mức giao đất đất nuôi trồng thủy sản cho cá nhân trực tiếp sản xuất đối với tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long? (Hình từ Internet)

    Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 177 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như sau:

    - Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định như sau:

    + Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau: Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

    + Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

    + Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất: Đất rừng phòng hộ; Đất rừng sản xuất là rừng trồng.

    - Việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Đất đai 2024 phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

    + Điều kiện về đất đai và công nghệ sản xuất;

    + Chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ quy định trên quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

    Đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại nhóm đất nào?

    Căn cứ theo Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

    Phân loại đất
    1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
    2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
    b) Đất trồng cây lâu năm;
    c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
    d) Đất nuôi trồng thủy sản;
    đ) Đất chăn nuôi tập trung;
    e) Đất làm muối;
    g) Đất nông nghiệp khác.
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.
    ….

    Theo đó, đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp.

    18