Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở trong việc hỗ trợ đất đai dân tộc thiểu số thì giải quyết thế nào?

Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở trong việc hỗ trợ đất đai dân tộc thiểu số thì giải quyết thế nào? Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai?

Nội dung chính

    Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở trong việc hỗ trợ đất đai dân tộc thiểu số thì giải quyết thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

    Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    1. Việc hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Đất đai thực hiện như sau:
    a) Đối với trường hợp không còn đất ở thì được giao đất ở hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở; người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở thì được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở và được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở;

    b) Đối với trường hợp không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% diện tích đất so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương thì được giao tiếp đất nông nghiệp trong hạn mức.

    ...

    Theo đó, chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số có quy định trường hợp không còn đất ở thì được giao đất ở hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở. Người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Tuy nhiên, nếu thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở thì được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở và được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở.

    Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở trong việc hỗ trợ đất đai dân tộc thiểu số thì giải quyết thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở trong việc hỗ trợ đất đai dân tộc thiểu số thì giải quyết thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai là gì?

    Căn cứ tại Điều 19 Luật Đất đai 2024 có quy định về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai.

    Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có vai trò trong quản lý và sử dụng đất đai như sau:

    (1) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, dự án có sử dụng đất do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư.

    (2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm như sau:

    - Tham gia xây dựng pháp luật; thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp, dự án có sử dụng đất do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư;

    - Tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất;

    - Tham gia ý kiến, giám sát quá trình xây dựng bảng giá đất và thực hiện bảng giá đất;

    - Tham gia hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật;

    - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu hồi đất, trưng dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    (3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai tới Nhân dân, vận động Nhân dân thực hiện và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về đất đai.

    Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai được quy định thế nào?

    Căn cứ tại Điều 13 Luật Đất đai 2024 có quy định về quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:

    - Quyết định quy hoạch sử dụng đất.

    - Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    - Quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

    - Quyết định thời hạn sử dụng đất.

    - Quyết định thu hồi đất.

    - Quyết định trưng dụng đất.

    - Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.

    - Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

    - Công nhận quyền sử dụng đất.

    - Quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.

    - Quyết định chính sách tài chính về đất đai; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

    - Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

    97