Giấy phép xây dựng bị mất có được cấp lại không? Thi công sai giấy phép xây dựng thì sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?

Giấy phép xây dựng bị mất có được cấp lại không? Thi công sai giấy phép xây dựng thì sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?

Nội dung chính

    Giấy phép xây dựng bị mất có được cấp lại không?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về cấp lại giấy phép xây dựng như sau:

    Cấp lại giấy phép xây dựng
    1. Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.
    2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;
    b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp bị rách, nát. Bản cam kết tự chịu trách nhiệm về việc thất lạc giấy phép xây dựng của chủ đầu tư đối với trường hợp bị thất lạc giấy phép xây dựng.

    Theo đó, giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất.

    Vì vậy, giấy phép xây dựng khi bị mất có thể được cấp lại theo quy định của pháp luật.

    Giấy phép xây dựng bị mất có được cấp lại không? Thi công sai giấy phép xây dựng thì sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?

    Giấy phép xây dựng bị mất có được cấp lại không? Thi công sai giấy phép xây dựng thì sẽ bị phạt tiền bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Thi công sai giấy phép xây dựng thì sẽ bị phạt tiền bao nhiêu?

    Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 33 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình
    ...
    3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không lập bản vẽ hoàn công theo quy định;
    b) Không xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình theo quy định;
    c) Không bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
    d) Không tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng;
    đ) Sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng không đủ điều kiện năng lực để thực hiện công tác thí nghiệm hoặc không trực tiếp thực hiện công tác thí nghiệm theo quy định.
    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Sử dụng vật liệu, cấu kiện dùng cho công trình không có hồ sơ quản lý chất lượng hoặc hồ sơ quản lý chất lượng không đầy đủ theo quy định;
    b) Thi công sai hợp đồng xây dựng, sai giấy phép xây dựng, sai thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc sai chỉ dẫn kỹ thuật;
    c) Thiếu kết quả thí nghiệm thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;
    d) Không thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế đã được chủ đầu tư chấp thuận hoặc không thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động, chạy thử liên động theo kế hoạch đã được chủ đầu tư chấp thuận trước khi đề nghị nghiệm thu.
    ...

    Như vậy, thi công sai giấy phép xây dựng sẽ bị phạt phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

    Lưu ý, mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức (c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)

    Trường hợp nào điều chỉnh thiết kế dẫn đến việc điều chỉnh lại giấy phép xây dựng?

    Căn cứ Điều 98 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:

    Điều chỉnh giấy phép xây dựng
    1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
    a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
    b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
    c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
    2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
    a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
    b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
    c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
    d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

    Như vậy, việc điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi một trong các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 nêu trên thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

    - Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

    - Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

    - Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

    23