Giải trình, đối thoại, chất vấn, thẩm tra, xác minh, giám định khi thanh tra của kiểm toán nhà nước như thế nào?

Giải trình, đối thoại, chất vấn, thẩm tra, xác minh, giám định khi thanh tra của kiểm toán nhà nước như thế nào? Các trường hợp cụ thể bao gồm những trường hợp nào?

Nội dung chính

    Giải trình, đối thoại, chất vấn, thẩm tra, xác minh, giám định khi thanh tra của kiểm toán nhà nước như thế nào?

    Giải trình, đối thoại, chất vấn, thẩm tra, xác minh, giám định khi thanh tra của kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 99/QĐ-KTNN năm 2021, cụ thể: 

    - Trưởng đoàn, Tổ trưởng, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin tài liệu đã thu thập được; nếu thấy cần thiết thì yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, tổ chức chất vấn, tiến hành kiểm tra, xác minh, đối chiếu số liệu… của các thông tin, tài liệu đó để làm cơ sở kết luận các nội dung thanh tra.

    - Các trường hợp cụ thể

    + Yêu cầu giải trình: Đối với những sự việc, tài liệu phản ánh chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, Đoàn thanh tra, Tổ thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình bằng văn bản.

    + Đối thoại, chất vấn: Trường hợp giải trình của đối tượng chưa rõ, Đoàn thanh tra, Tổ thanh tra tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra để làm rõ thêm đúng, sai về nội dung và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; việc đối thoại, chất vấn được lập thành biên bản, trường hợp cần thiết thì ghi âm lại toàn bộ cuộc đối thoại, chất vấn.

    + Thẩm tra, xác minh: Trường hợp các chứng cứ và giải trình của đối tượng thanh tra chưa rõ hoặc có nghi vấn, Trưởng đoàn thanh tra tiến hành thẩm tra, xác minh; kết quả thẩm tra, xác minh được lập thành biên bản kèm theo đầy đủ chứng cứ và tài liệu chứng minh. Nếu phải làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan (không là đối tượng thanh tra) để xác minh làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải xin ý kiến của Chánh Thanh tra, Chánh Thanh tra xem xét, trình Người ký quyết định thanh tra và chỉ thực hiện khi có văn bản đồng ý của Người ký quyết định thanh tra. Việc thẩm tra, xác minh do Trưởng đoàn thanh tra chủ trì và chịu trách nhiệm nếu xảy ra việc vượt quá thẩm quyền hoặc ngoài nội dung thẩm tra, xác minh. Nội dung các buổi làm việc phải được lập thành biên bản; trường hợp không đến làm việc trực tiếp thì có thể yêu cầu trả lời bằng văn bản.

    + Trưng cầu giám định: Khi xét thấy cần có đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo bằng văn bản gửi Chánh Thanh tra; Chánh Thanh tra báo cáo Người ký quyết định thanh tra, Tổng KTNN xem xét quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản và tuân theo quy định của pháp luật về giám định.

    Trân trọng.

    12