Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm những nội dung gì?
Nội dung chính
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư công 2024:
Nội dung chủ yếu của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
- Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Mục tiêu, phạm vi chương trình;
- Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
- Danh mục dự án thành phần (nếu có) đối với chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công khác;
- Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
- Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
- Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của chương trình;
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công do địa phương quản lý
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư công 2024:
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công do địa phương quản lý
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Giao đơn vị trực thuộc, bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình đầu tư công thuộc cấp mình quản lý;
c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định.
2. Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công, bao gồm mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
Trước tiên, Chủ tịch UBND các cấp giao đơn vị trực thuộc hoặc UBND cấp dưới lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị chuyên môn thực hiện thẩm định đề xuất, đánh giá nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Sau đó, Chủ tịch UBND chỉ đạo đơn vị lập báo cáo hoàn thiện theo ý kiến thẩm định.
Tiếp theo, UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm các nội dung như mục tiêu, phạm vi, quy mô dự án, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian thực hiện, kế hoạch bố trí vốn cũng như cơ chế và chính sách thực hiện.
Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Đầu tư công 2024:
Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án
1. Phù hợp với chiến lược, phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
6. Các nhiệm vụ, dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;
b) Nhiệm vụ quy hoạch;
c) Dự án đầu tư công khẩn cấp;
d) Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;
đ) Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;
e) Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại để chuẩn bị dự án đầu tư.
Theo đó, chủ trương đầu tư chương trình, dự án cần phải:
- Phù hợp với chiến lược, phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
- Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.
- Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.
- Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.
- Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.