Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động quy định như thế nào?
Nội dung chính
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động?
Chuyên viên cho mình hỏi: Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mình Cảm ơn!
Trả lời: Điều 193 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động
- Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, cho mình hỏi: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mình cảm ơn nhiều nhé!
Trả lời: Điều 192 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:
- Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật này.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này;
+ Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Liên quan đến quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, cho mình hỏi: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định như thế nào? Mình cảm ơn!
Trả lời: Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
+ Hòa giải viên lao động;
+ Hội đồng trọng tài lao động;
+ Tòa án nhân dân.
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.