Giải quyết đất tranh chấp của công ty lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Giải quyết đất tranh chấp của công ty lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 118/2014/NĐ-CP, giải quyết đất tranh chấp của công ty lâm nghiệp như sau:
(1) Diện tích đất tranh chấp giữa công ty và các hộ gia đình, cá nhân sống bằng nghề nông đã sản xuất ổn định, không ảnh hưởng đến phương án sử dụng đất của công ty thì giao lại địa phương để xem xét, giải quyết như sau:
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
- Diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không được cao hơn mức bình quân của các hộ dân sử dụng đất tại địa phương. Diện tích trên mức bình quân phải chuyển sang thuê đất.
- Xác định tài sản trên đất theo giá thị trường và quy định của pháp luật về thẩm định giá tại thời điểm nhận giao, thuê để thu hồi phần vốn của nhà nước hoặc người đã đầu tư. Người nhận chuyển nhượng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) phải trả tiền trong thời gian 01 (một) năm kể từ thời điểm nhận chuyển nhượng, đối với các đối tượng là hộ nghèo theo quy định của pháp luật được xem xét miễn, giảm theo phần vốn của Nhà nước còn lại.
(2) Diện tích đất tranh chấp giữa công ty và các hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất ổn định, nhưng nằm trong phương án sử dụng đất của công ty, thì công ty xem xét ký hợp đồng giao khoán đất với hộ gia đình, cá nhân. Nếu không thực hiện giao khoán thì thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
(3) Diện tích đất tranh chấp giữa công ty với tổ chức khác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết tranh chấp; căn cứ theo phương án sử dụng đất của công ty và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, công ty thu hồi để sản xuất kinh doanh hoặc giao lại cho địa phương để giải quyết cho tổ chức đó được giao hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Giải quyết đất cho cá nhân thuê từ công ty lâm nghiệp như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 khoản 2 Điều 15 Nghị định 118/2014/NĐ-CP, giải quyết đất cho cá nhân thuê từ công ty lâm nghiệp như sau:
(1) Đối với đất công ty đang cho cá nhân thuê phải chấm dứt cho thuê và giải quyết như sau:
- Đối với đất cá nhân thuê đang sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng theo phương án sử dụng đất của công ty thì chuyển sang hình thức giao khoán đất với công ty. Nếu không chuyển sang giao khoán được thì thu hồi và thanh toán tài sản trên đất cho cá nhân.
- Đối với đất cá nhân thuê của công ty nhưng không đúng phương án sử dụng đất của công ty thì chuyển giao về địa phương để xem xét, giải quyết như sau:
+ Đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất.
+ Cá nhân đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
+ Diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân không được cao hơn mức bình quân của các hộ dân sử dụng đất tại địa phương. Diện tích trên mức bình quân phải chuyển sang thuê đất.
+ Xác định tài sản trên đất theo giá thị trường và quy định của pháp luật về thẩm định giá tại thời điểm nhận giao, thuê để thu hồi phần vốn của nhà nước hoặc người đã đầu tư. Cá nhân nhận chuyển nhượng phải trả tiền trong thời gian 01 (một) năm kể từ thời điểm nhận chuyển nhượng, đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật được xem xét miễn, giảm theo phần vốn của Nhà nước còn lại.
Giải quyết đất của công ty lâm nghiệp bị cá nhân lấn chiếm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 khoản 2 Điều 15 Nghị định 118/2014/NĐ-CP, giải quyết đất cho cá nhân thuê từ công ty lâm nghiệp như sau:
(1) Diện tích đất cá nhân đang canh tác và nằm trong phương án sử dụng đất của công ty thì xem xét, tiếp nhận và thực hiện giao khoán đất. Trường hợp không nhận giao khoán đất với công ty thì thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
(2) Diện tích đất các cá nhân đang canh tác, nếu công ty không còn nhu cầu sử dụng và không ảnh hưởng đến phương án sử dụng đất của công ty thì chuyển giao địa phương để xem xét, giải quyết như sau:
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất.
- Cá nhân đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
- Diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân không được cao hơn mức bình quân của các hộ dân sử dụng đất tại địa phương. Diện tích trên mức bình quân phải chuyển sang thuê đất.
- Xác định tài sản trên đất theo giá thị trường và quy định của pháp luật về thẩm định giá tại thời điểm nhận giao, thuê để thu hồi phần vốn của nhà nước hoặc người đã đầu tư. Cá nhân nhận chuyển nhượng phải trả tiền trong thời gian 01 (một) năm kể từ thời điểm nhận chuyển nhượng, đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật được xem xét miễn, giảm theo phần vốn của Nhà nước còn lại.
(3) Diện tích đất lấn, chiếm mà chuyển nhượng trái phép thì thu hồi, chuyển giao địa phương để xem xét, giải quyết như sau:
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất.
- Cá nhân đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
- Diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân không được cao hơn mức bình quân của các hộ dân sử dụng đất tại địa phương. Diện tích trên mức bình quân phải chuyển sang thuê đất.
- Xác định tài sản trên đất theo giá thị trường và quy định của pháp luật về thẩm định giá tại thời điểm nhận giao, thuê để thu hồi phần vốn của nhà nước hoặc người đã đầu tư. Cá nhân nhận chuyển nhượng phải trả tiền trong thời gian 01 (một) năm kể từ thời điểm nhận chuyển nhượng, đối với các đối tượng thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật được xem xét miễn, giảm theo phần vốn của Nhà nước còn lại.