File Toàn văn Nghị quyết 1656 NQ UBTVQH15 danh sách sáp nhập phường ở Hà Nội 2025

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
File Toàn văn Nghị quyết 1656 NQ UBTVQH15 danh sách sáp nhập phường ở Hà Nội 2025? Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    File Toàn văn Nghị quyết 1656 NQ UBTVQH15 danh sách sáp nhập phường ở Hà Nội 2025

    Ngày 16/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.

    >> File Toàn văn Nghị quyết 1656 NQ UBTVQH15 tại đây

    Danh sách 126 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025:

    Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:

    (1) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Lý Thái Tổ và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Đông, Cửa Nam, Điện Biên, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền thành phường mới có tên gọi là phường Hoàn Kiếm.

    (2) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và phần còn lại của các phường Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Cửa Nam.

    (3) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Quán Thánh, phường Trúc Bạch, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Nam, Điện Biên, Đội Cấn, Kim Mã, Ngọc Hà, một phần diện tích tự nhiên của phường Thụy Khuê, phần còn lại của phường Cửa Đông và phường Đồng Xuân sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Ba Đình.

    (4) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Vĩnh Phúc, phường Liễu Giai, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cống Vị, Kim Mã, Ngọc Khánh, Nghĩa Đô, phần còn lại của phường Đội Cấn và phường Ngọc Hà sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 3 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Ngọc Hà.

    (5) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Giảng Võ, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cát Linh, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thành Công, phần còn lại của phường Cống Vị sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 4 Điều này và phần còn lại của phường Kim Mã sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Giảng Võ.

    ...

    >> Xem toàn bộ danh sách tại đây

    Trên đây là File Toàn văn Nghị quyết 1656 NQ UBTVQH15 danh sách sáp nhập phường ở Hà Nội 2025

    File Toàn văn Nghị quyết 1656 NQ UBTVQH15 danh sách sáp nhập phường ở Hà Nội 2025

    File Toàn văn Nghị quyết 1656 NQ UBTVQH15 danh sách sáp nhập phường ở Hà Nội 2025 (Hình từ Internet)

    Tỉnh được đặt trung tâm hành chính mới sau sáp nhập phải tự bố trí kinh phí để thực hiện?

    Ngày 22/06/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 95/CĐ-TTg năm 2025 về đảm bảo cơ sở, vật chất cho các cơ quan, tổ chức đơn vị của Nhà nước khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính xây dựng mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

    Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
    a) Thực hiện hiệu quả các hướng dẫn của Bộ Tài chính về nguyên tắc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; không để lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức thực hiện.
    b) Triển khai nhanh, quyết liệt, kịp thời các nhiệm vụ, yêu cầu về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, bao gồm cả hạ tầng dữ liệu công nghệ thông tin, chuyển đổi số để phục vụ sắp xếp bộ máy theo đúng yêu cầu, tiến độ tại Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
    c) Sắp xếp, bố trí đối với trụ sở tài sản công thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm cơ sở vật chất (trụ sở, ô tô, máy móc, thiết bị, hạ tầng dữ liệu công nghệ thông tin, chuyển đổi số,...) cho bộ máy theo mô hình mới và hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tiến hành bình thường, không gián đoạn, không làm ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ công, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp khi đi vào hoạt động chính thức. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện xử lý đối với trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan có liên quan.
    ...
    e) Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để bố trí triển khai thực hiện sắp xếp bộ máy cấp xã; đối với việc sắp xếp các cơ quan cấp tỉnh, tỉnh được quyết định đặt trung tâm hành chính mới sau sắp xếp có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện. Trường hợp khó khăn về nguồn kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời có báo cáo gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý ngay trong ngày 23 tháng 6 năm 2025.
    ...

    Như vậy, tỉnh được quyết định đặt trung tâm hành chính mới sau sắp xếp có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện.

    Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định như sau:

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

    Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

    Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    - Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

    - Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

    - Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.

    - Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

    - Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.

    saved-content
    unsaved-content
    4