File Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập?
Nội dung chính
File Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập?
Ngày 15/5/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Theo đó tại Điều 3 dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập đề xuất quy định về việc tính trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
(1) Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo bao gồm: tiền lương tính theo hệ số lương (hoặc theo vị trí việc làm), các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
(2) Định mức giờ dạy/năm học đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/năm học đối với giáo viên phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học; định mức giờ giảng/năm học đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm học đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm học.
(3) Năm học quy định tại Thông tư này được tính từ ngày 01 tháng 7 năm trước đến hết ngày 30 tháng 6 của năm liền kề.
Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách phải điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, thì thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc năm học được xác định theo văn bản điều chỉnh đối với năm học đó của cơ quan có thẩm quyền.
(4) Nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ đào tạo được áp dụng định mức giờ dạy/năm học quy định cho cấp học, trình độ đào tạo tương ứng với chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
(5) Tổng số giờ dạy thêm trong một năm học của tất cả nhà giáo không được cao hơn tổng số giờ dạy thêm tối đa trong một năm học của cơ sở giáo dục quy định tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Trường hợp môn học không thể bố trí đủ nhà giáo giảng dạy, nhà giáo phải dạy vượt quá số giờ tối đa được thanh toán trong 01 năm học theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục báo cáo cơ quan quản quản lý có thẩm quyền để thực hiện việc chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo.
(6) Thời gian nhà giáo không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ dạy theo định mức quy định và được tính vào tổng số giờ dạy trong năm học của nhà giáo, bao gồm:
- Thời gian nhà giáo nghỉ ốm đau, thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nhà giáo làm nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền phân công, điều động.
(7) Số giờ dạy thêm tối đa trong một năm học của mỗi nhà giáo được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được xác định như sau:
- Đối với giáo viên mầm non không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động;
- Đối với nhà giáo khác không quá 150 giờ dạy.
(8) Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi biệt phái do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến biệt phái chi trả.
Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi dạy liên trường do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả. Trường hợp nhà giáo được cử dạy liên trường đồng thời từ 03 cơ sở giáo dục trở lên (bao gồm cả cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác) thì tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo do các cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả, số giờ dạy thêm của nhà giáo được chia đều cho các cơ sở giáo dục này.
(9) Các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao thì không được quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ dạy hoặc giảm định mức tiết dạy để tính tiền lương dạy thêm giờ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(10) Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo sau khi kết thúc năm học (trừ trường hợp chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo nghỉ hưu).
>>> Xem chi tiết dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập Tải về
File Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập? (Hình ảnh từ Internet)
Cách xác định tổng số giờ dạy thêm trong một năm học theo đề xuất dự thảo thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập đề xuất xác định tổng số giờ dạy thêm trong một năm học như sau:
(1) Tổng số giờ dạy thêm tối đa trong một năm học mà cơ sở giáo dục được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ được xác định như sau:
Tổng số giờ dạy thêm tối đa trong một năm học = [Tổng số giờ dạy các môn học, mô đun, hoạt động giáo dục của tất cả các lớp học theo chương trình giáo dục/năm học hoặc chương trình đào tạo/năm học + Tổng số giờ dạy được tính để thực hiện các nhiệm vụ khác/năm học (nếu có)] – (Tổng định mức giờ dạy của tất cả nhà giáo/năm học).
Trong đó:
- Tổng số giờ dạy được tính để thực hiện các nhiệm vụ khác/năm học bao gồm: tổng số giờ dạy được quy đổi/năm học theo quy định; tổng số giờ dạy được tính thêm/năm học theo quy định; tổng số giờ dạy được giảm/năm học theo quy định;
- Tổng định mức giờ dạy của tất cả nhà giáo/năm học bao gồm: Tổng định mức giờ dạy của tất cả nhà giáo thuộc danh sách trả lương của cơ sở giáo dục (không bao gồm nhà giáo được cử đi biệt phái và nhà giáo được cử đi dạy liên trường)/năm học; tổng định mức giờ dạy của nhà giáo được cử đến biệt phái (nếu có)/năm học; tổng số giờ dạy của nhà giáo được cử đi dạy liên trường (nếu có)/năm học.
(2) Tổng số giờ dạy thêm trong một năm học đối với nhà giáo được xác định như sau:
Số giờ dạy thêm của nhà giáo/năm học = (Tổng số giờ dạy được tính thực tế/năm học) - (Định mức giờ dạy/năm học).
Trong đó:
- Tổng số giờ dạy được tính thực tế/năm học bao gồm: số giờ đã dạy thực tế/năm học; số giờ dạy được quy đổi/năm học theo quy định (nếu có); số giờ dạy được tính thêm/năm học theo quy định (nếu có); số giờ dạy được giảm/năm học theo quy định (nếu có); số giờ dạy được tính vào số giờ dạy đủ/năm học (nếu có);
Đối với nhà giáo được phân công dạy liên trường, tổng số giờ dạy được tính thực tế/năm học được tính ở tất cả các cơ sở giáo dục mà nhà giáo tham gia giảng dạy.
- Định mức giờ dạy/năm học của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy định mức/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
- Định mức giờ dạy/năm học của nhà giáo các cơ sở giáo dục khác thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ làm việc của nhà giáo;
- Trường hợp chưa có quy định về định mức giờ dạy/năm học của nhà giáo thì người đứng đầu cơ sở giáo dục quy định bằng văn bản sau khi thống nhất với ban giám hiệu, hội đồng quản lý hoặc hội đồng trường.
(3) Căn cứ tổng số giờ dạy thêm tối đa trong một năm học mà cơ sở giáo dục được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và số giờ dạy thêm của từng nhà giáo, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định số giờ dạy thêm của từng nhà giáo được chi trả bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 7 Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm:
(1) Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:
- Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
- Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Nhà trường tổ chức cho học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này viết đơn đăng kí học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp (theo Mẫu 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
(3) Căn cứ vào số học sinh đăng kí, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp.
(4) Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau:
- Lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 (bốn mươi lăm) học sinh;
- Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.
(5) Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.