Dự kiến sáp nhập phường Quận Gò Vấp như thế nào? Phương án sáp nhập phường Quận Gò Vấp?

Dự kiến sáp nhập phường Quận Gò Vấp như thế nào? Phương án sáp nhập phường Quận Gò Vấp? Phân loại đơn vị hành chính ở Việt Nam như thế nào?

Nội dung chính

Dự kiến sáp nhập phường Quận Gò Vấp như thế nào? Phương án sáp nhập phường Quận Gò Vấp?

(1) Sáp nhập phường Quận Gò Vấp theo Nghị quyết 1278 như thế nào?

Ngày 14/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH15 về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023–2025.

> Xem toàn văn Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15

Theo đó Nghị quyết 1278, sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, TPHCM sẽ có 22 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Như vậy, TPHCM sẽ thực hiện sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp sẽ giảm 39 phường. Cụ thể sáp nhập phường Quận Gò Vấp TPHCM như sau:

- Nhập toàn bộ Phường 4 và Phường 7 vào Phường 1. Sau khi nhập, Phường 1 có diện tích tự nhiên là 1,93 km2 và quy mô dân số là 91.995 người. Phường 1 giáp Phường 3, Phường 5, Phường 6, Phường 10, Phường 17; quận Bình Thạnh và quận Phú Nhuận;

- Nhập toàn bộ Phường 9 vào Phường 8. Sau khi nhập, Phường 8 có diện tích tự nhiên là 2,01 km2 và quy mô dân số là 64.263 người. Phường 8 giáp Phường 11, 12, 14, 15, 16 và quận Tân Bình;

- Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,28 km2, quy mô dân số là 4.733 người của Phường 13 để nhập vào Phường 14. Sau khi điều chỉnh, Phường 14 có diện tích tự nhiên là 2,38 km2 và quy mô dân số là 64.955 người. Phường 14 giáp Phường 8, 12, 15, 16; Quận 12 và quận Tân Bình;

- Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,58 km2, quy mô dân số là 18.904 người của Phường 13 sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản này vào Phường 15. Sau khi nhập, Phường 15 có diện tích tự nhiên là 2,01 km2 và quy mô dân số là 59.136 người. Phường 15 giáp Phường 8, 14, 16, 17 và Quận 12;

> Sau khi sắp xếp, quận Gò Vấp có 12 phường.

(2) 02 Phương án sáp nhập phường quận Gò Vấp được đề xuất gồm:

Ban Thường vụ Quận ủy quận Gò Vấp đã trình Ban Chấp hành Đảng bộ quận về phương án sắp xếp 12 phường hiện hữu thành 3 phường mới. Việc sắp xếp này nằm trong lộ trình thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023–2030. Có hai phương án cụ thể được đề xuất.

Phương án 1: Sáp nhập nguyên trạng các phường hiện tại, không thay đổi địa giới hành chính bên trong.

Theo phương án này, ba phường mới sẽ được hình thành như sau:

- Phường Gò Vấp: hình thành từ việc sáp nhập nguyên trạng các Phường 1, 3, 5 và 10, với diện tích 6,6 km², dân số khoảng 242.151 người.

- Phường An Nhơn: gồm các Phường 6, 15, 16 và 17 nhập lại, có diện tích 6,1 km², dân số khoảng 200.628 người.

- Phường Thông Tây Hội: được hợp nhất từ Phường 8, 11, 12 và 14, với diện tích 7,05 km², dân số khoảng 250.839 người.

Phương án 2: Sắp xếp lại có điều chỉnh địa giới hành chính giữa một số phường, nhằm cân đối diện tích và dân số hợp lý hơn. Cụ thể:

- Phường Gò Vấp: gồm toàn bộ diện tích các Phường 1, 5, 6, phần lớn Phường 3 và một phần Phường 17. Phường mới có diện tích 7,14 km², dân số khoảng 257.023 người.

- Phường Thông Tây Hội: bao gồm toàn bộ Phường 10, 11, 15, 16, một phần nhỏ Phường 3 và một phần Phường 17. Phường có diện tích 6,78 km², dân số khoảng 243.523 người.

- Phường An Hội: được hình thành từ toàn bộ Phường 8, 12 và 14, có diện tích 5,81 km², dân số khoảng 193.072 người.

Lưu ý: phương án sáp nhập phường quận Gò Vấp vẫn chưa có quyết định chính thức.

Dự kiến sáp nhập phường Quận Gò Vấp như thế nào? Phương án sáp nhập phường Quận Gò Vấp?

Dự kiến sáp nhập phường Quận Gò Vấp như thế nào? Phương án sáp nhập phường Quận Gò Vấp? (Hình từ Internet)

Phân loại đơn vị hành chính ở Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:

Phân loại đơn vị hành chính ở Việt Nam như sau:

- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
saved-content
unsaved-content
578