Đơn vị sự nghiệp công lập có được tiếp tục sử dụng khi công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao không?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Đơn vị sự nghiệp công lập có được tiếp tục sử dụng khi công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao không?

Nội dung chính

    Đơn vị sự nghiệp công lập có được tiếp tục sử dụng khi công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 5. Nguyên tắc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam
    1. Trường hợp công trình điện đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác có nhu cầu bàn giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì được chuyển giao nguyên trạng sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
    2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các đối tượng khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này có trách nhiệm tiếp tục quản lý, sử dụng, xử lý theo quy định đối với:
    a) Công trình điện mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các đối tượng khác không có nhu cầu chuyển giao;
    b) Công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
    c) Công trình điện thuộc địa điểm chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
    d) Công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn vay mà cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản chưa hoàn thành việc trả nợ vốn vay.
    [...]

    Như vậy, công trình điện là tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng các điều kiện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì đơn vị sự nghiệp công lập đó được tiếp tục sử dụng.

    Đơn vị sự nghiệp công lập có được tiếp tục sử dụng khi công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao không?

    Đơn vị sự nghiệp công lập có được tiếp tục sử dụng khi công trình điện không đáp ứng các điều kiện chuyển giao không? (Hình từ Internet)

    Bên giao công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị cho Nhà nước có trách nhiệm gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 13. Trách nhiệm của các bên liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác
    1. Bên giao có trách nhiệm:
    a) Tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện theo đúng quy định của pháp luật đến thời điểm ký Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản; chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các thủ tục, quy định liên quan tới đầu tư xây dựng công trình trước khi bàn giao;
    b) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, phối hợp cùng Bên nhận, cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác thực hiện kiểm tra tình trạng công trình điện, kiểm kê, xác định giá trị công trình điện bàn giao;
    c) Thực hiện bàn giao tài sản và các hồ sơ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, quản lý, vận hành của Bên nhận;
    d) Thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản bàn giao theo quy định của pháp luật;
    đ) Thực hiện các trách nhiệm khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
    [...]

    Theo đó, bên giao công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị cho Nhà nước có trách nhiệm như sau:

    - Tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện theo đúng quy định của pháp luật đến thời điểm ký Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản; chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các thủ tục, quy định liên quan tới đầu tư xây dựng công trình trước khi bàn giao;

    - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 02/2024/NĐ-CP, phối hợp cùng Bên nhận, cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác thực hiện kiểm tra tình trạng công trình điện, kiểm kê, xác định giá trị công trình điện bàn giao;

    - Thực hiện bàn giao tài sản và các hồ sơ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, quản lý, vận hành của Bên nhận;

    - Thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản bàn giao theo quy định của pháp luật;

    - Thực hiện các trách nhiệm khác được quy định tại Nghị định 02/2024/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

    Hoạt động kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao được tiến hành trong bao lâu?

    Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 14. Xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
    [...]
    3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bên giao gửi, Bên nhận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định này và lập Biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trên cơ sở đó:
    a) Trường hợp công trình điện đủ điều kiện chuyển giao thì thực hiện kiểm kê, xác định giá trị công trình điện chuyển giao theo quy định tại khoản 4 Điều này; việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện được lập thành Biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
    b) Trường hợp công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao thì Bên nhận có văn bản thông báo cho Bên giao biết công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao, trong đó xác định cụ thể điều kiện không đáp ứng. Trường hợp Bên giao khắc phục các tồn tại để đáp ứng điều kiện chuyển giao thì được thực hiện các bước tiếp theo để chuyển giao theo quy định tại Nghị định này.

    Như vậy, thời hạn kiểm tra thực trạng công trình điện và đánh giá điều kiện chuyển giao trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Bên nhận (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) nhận được đầy đủ hồ sơ do Bên giao gửi.

    saved-content
    unsaved-content
    18