Đối tượng nào được công nhận là người có công với cách mạng? Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là gì?
Nội dung chính
12 diện đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng là những đối tượng nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định về 12 diện đối tượng được công nhận là người có công với cách mạng bao gồm:
(1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
(2) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
(3) Liệt sỹ;
(4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
(5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
(6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
(7) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
(8) Bệnh binh;
(9) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
(10) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
(11) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
(12) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Đối tượng nào được công nhận là người có công với cách mạng? Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là gì? (Hình từ Internet)
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng là gì?
Tại Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng như sau:
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có công với cách mạng sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.
Bên cạnh đó còn nhận các chế độ ưu đãi sau:
- Bảo hiểm y tế;
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
- Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
- Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Tổ chức nào thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Tại Điều 14 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP quy định các tổ chức thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về công tác người có công với cách mạng.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với quy định hiện hành.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương tại địa phương.
- Bố trí kinh phí chi quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trong dự toán ngân sách hằng năm (trừ kinh phí hỗ trợ các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và chi công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để tổ chức thực hiện Pháp lệnh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo quản lý chặt chẽ, minh bạch ngân sách nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.