Doanh nghiệp ở nước ngoài mua hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong khu chế xuất sẽ phải chịu những loại thuế nào?

Doanh nghiệp ở nước ngoài mua hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong khu chế xuất sẽ phải chịu những loại thuế nào? Thuế suất trong các trường hợp này xác định ra sao?

Nội dung chính

    Doanh nghiệp ở nước ngoài mua hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong khu chế xuất sẽ phải chịu những loại thuế nào?

    Căn cứ khoản 2, Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính, quy định:

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hoá tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hoá theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

    Ví dụ: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của doanh nghiệp Việt Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam B (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu -nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp B (doanh nghiệp X bán vải cho doanh nghiệp B).

    - Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp B có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định tại Thông tư này.

    Căn cứ Điều 5 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính, quy định:

    Điều 5. Các loại thuế áp dụng

    - Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.

    Căn cứ khoản 20, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

    - Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

    - Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

    - Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    Căn cứ các quy định trên, qua nội dung câu hỏi:

    Doanh nghiệp ở nước ngoài mua hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong khu chế xuất đồng thời chỉ định doanh nghiệp này giao hàng cho Công ty (hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ) thì Công ty phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN và các loại thuế khác (nếu có) thay cho doanh nghiệp nước ngoài.

    Nếu bao bì là hàng tạm nhập, tái xuất thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Nếu không thuộc trường hợp trên thì phải chịu thuế suất thuế GTGT 10%. Cả 2 trường hợp này đều phải kê khai thuế GTGT theo quy định.

    9