Điều kiện về thu nhập để được mua nhà ở xã hội đối với công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, điều kiện về thu nhập để được mua nhà ở xã hội đối với công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Điều kiện về thu nhập để được mua nhà ở xã hội đối với công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thu nhập như sau:

    Điều kiện về thu nhập
    1. Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 76 của Luật Nhà ở thì phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:
    a) Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
    Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
    b) Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
    ...

    Cùng với đó viện dẫn đến khoản 6 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
    ...
    6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
    ...

    Theo đó, đối với công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp thì phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:

    -Trường hợp người đứng đơn là công nhân đang độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

    -Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

    -Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua nhà ở xã hội.

    Điều kiện về thu nhập để được mua nhà ở xã hội đối với công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp quy định như thế nào?( Hình ảnh từ Internet)

    Công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp để được vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Chính sách xã hội
    1. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 của Luật Nhà ở để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;
    b) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội;
    c) Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
    d) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.
    2. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 của Luật Nhà ở để được vay vốn ưu đãi để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện theo quy định tại Điều 76, Điều 110 của Luật Nhà ở.
    Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật Nhà ở; mẫu giấy tờ theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
    b) Có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn;
    c) Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở;
    d) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với công trình nhà ở cần xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa;
    ...

    Theo đó, công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp để được vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

    - Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;

    - Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội;

    - Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;

    - Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật.

    - Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.

    Công nhân được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì được áp dụng tối đa mấy chính sách?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Nguyên tắc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi
    1. Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.
    2. Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.
    3. Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan.
    ...

    Như vậy, trong trường hợp công nhân được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.

     

    14