Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào? Các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì?

Nội dung chính

Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?

Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào? được căn cứ tại Điều 9 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng
1. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước;
b) Diện tích vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;
c) Tiêu chí đáp ứng vùng đất ngập nước quan trọng và phân cấp vùng đất ngập nước quan trọng;
d) Hình thức quản lý, bảo tồn vùng đất ngập nước.
2. Trên cơ sở đề xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tổ chức thẩm định và ban hành Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.
3. Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng:
a) Định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi cả nước;
b) Trong trường hợp có biến động về diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan gửi kết quả thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng.
4. Các vùng đất ngập nước quan trọng trong Danh mục được công bố là một nội dung của quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch tỉnh.

Theo đó, việc diều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như sau:

- Định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi cả nước;

- Trong trường hợp có biến động về diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan gửi kết quả thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng.

Trên đây là quy định về điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng.

Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?

Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 26. Chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước quan trọng
1. Nguyên tắc chia sẻ lợi ích:
a) Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, giữa bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái thuộc vùng đất ngập nước quan trọng;
b) Các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức quản lý khu bảo tồn được chia sẻ một phần lợi ích bằng tiền thu được từ các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước hoặc các kết quả nghiên cứu trong khu bảo tồn đất ngập nước để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.
2. Các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng bao gồm:
a) Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vùng đất ngập nước;
b) Cộng đồng được tham gia khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;
c) Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;
d) Ủy ban nhân dân các cấp có diện tích thuộc vùng đất ngập nước quan trọng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:
a) Khai thác, sử dụng trực tiếp các giá trị, sản phẩm từ vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;
b) Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị phi vật thể, gồm có: du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và đào tạo, quảng bá sản phẩm, hình ảnh về vùng đất ngập nước quan trọng, khu bảo tồn đất ngập nước.
[...]

Như vậy, các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:

- Khai thác, sử dụng trực tiếp các giá trị, sản phẩm từ vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;

- Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị phi vật thể, gồm có: du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và đào tạo, quảng bá sản phẩm, hình ảnh về vùng đất ngập nước quan trọng, khu bảo tồn đất ngập nước.

Chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng được quy định như thế nào?

Tại Điều 28 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng như sau:

(1) Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm:

- Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại Điều 5 Nghị định 66/2019/NĐ-CP;

- Hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước.

(2) Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước;

- Đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar; các mô hình sinh kế bền vững tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước và mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;

- Các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.

(3) Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Phục hồi các sinh cảnh, môi trường sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;

- Bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim di cư, chim nước thuộc các vùng đất ngập nước quan trọng;

- Chuyển đổi các sinh kế bền vững về môi trường và hài hòa với thiên nhiên, đa dạng sinh học.

saved-content
unsaved-content
16