Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì?
Nội dung chính
Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì?
Tại Điều 10 Nghị định 66/2019/NĐ-CP có quy định về nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì? như sau:
Điều 10. Quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng
1. Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:
a) Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước;
b) Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy;
c) Đa dạng sinh học và mối đe dọa.
2. Tổ chức thực hiện quan trắc:
a) Cơ quan quản lý vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm tổ chức quan trắc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các điểm quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích trên các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia, địa phương là một bộ phận của mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia, địa phương;
c) Việc quan trắc chế độ thủy văn trên các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn.
Theo đó, nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:
- Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước;
- Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy;
- Đa dạng sinh học và mối đe dọa.
Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước có bao gồm thông tin, dữ liệu về quan trắc các vùng đất ngập nước không?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước
1. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước là một phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và bao gồm:
a) Các thông tin, dữ liệu về điều tra, kiểm kê, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về các vùng đất ngập nước;
e) Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến các vùng đất ngập nước.
2. Định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.
Theo đó, cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước là một phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và bao gồm:
- Các thông tin, dữ liệu về điều tra, kiểm kê, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước;
- Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về các vùng đất ngập nước;
- Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến các vùng đất ngập nước.
Như vậy, cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước có bao gồm thông tin, dữ liệu về quan trắc các vùng đất ngập nước .
Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước
1. Các vùng đất ngập nước được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững.
2. Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước:
a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;
b) Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước;
c) Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước;
d) Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá đối với các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và đề xuất các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy, thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước bao gồm:
- Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;
- Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước;
- Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước;
- Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước.