Để thành lập quỹ phát triển đất cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào? Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển đất có những nội dung nào?

Để thành lập quỹ phát triển đất cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào? Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển đất có những nội dung nào?

Nội dung chính

    Để thành lập quỹ phát triển đất cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 104/2024/NĐ-CP thì căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, trường hợp cần thiết thành lập Quỹ phát triển đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương lập hồ sơ đề nghị thành lập Quỹ phát triển đất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Hồ sơ đề nghị gồm:

    - Tờ trình của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đề nghị thành lập Quỹ phát triển đất: 01 bản chính.

    - Đề án thành lập Quỹ phát triển đất do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập: 01 bản chính. Nội dung chủ yếu của Đề án thành lập Quỹ phát triển đất gồm:

    + Mục tiêu, sự cần thiết và tính khả thi của việc thành lập Quỹ phát triển đất, tác động của việc thành lập Quỹ phát triển đất đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

    + Tên gọi và nơi đặt trụ sở chính của Quỹ phát triển đất

    + Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng, nguyên tắc hoạt động, người đại diện theo pháp luật của Quỹ phát triển đất

    + Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ phát triển đất

    + Dự kiến nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất bao gồm: vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp (mức vốn điều lệ) và vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; tiến độ cấp vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước và tiến độ huy động vốn hợp pháp khác;

    + Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 và 12 Nghị định 104/2024/NĐ-CP

    + Dự kiến số lượng, thành phần, chế độ hoạt động (chuyên trách, kiêm nhiệm) của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ phát triển đất; dự kiến nhân sự chủ chốt của Quỹ phát triển đất (gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý; Trưởng ban kiểm soát; Giám đốc) đáp ứng theo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định 104/2024/NĐ-CP và dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất

    + Việc quản lý vốn điều lệ và vốn huy động hợp pháp khác của Quỹ phát triển đất

    + Thẩm quyền, quy trình lập, tổng hợp, phê duyệt Kế hoạch ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; thẩm quyền, quy trình quyết định ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; chế tài xử lý các vi phạm trong việc sử dụng, hoàn trả vốn ứng

    + Chế độ tài chính của Quỹ phát triển đất.

    - Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất với các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2024/NĐ-CP.

    - Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính.

    - Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao

    Để thành lập quỹ phát triển đất cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào? ( Hình ảnh từ Internet)

    Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển đất có những nội dung nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định nội dung điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất như sau:

    + Tên gọi và nơi đặt trụ sở chính.

    + Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng, nguyên tắc hoạt động, người đại diện theo pháp luật.

    + Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất (vốn điều lệ, vốn huy động hợp pháp khác).

    + Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ phát triển đất.

    + Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất.

    + Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ; chế độ làm việc của Hội đồng quản lý.

    + Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các chức danh của Hội đồng quản lý hoạt động chuyên trách, các chức danh của Ban kiểm soát hoạt động chuyên trách, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ. Việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh hoạt động chuyên trách của Quỹ phát triển đất.

    + Việc quản lý vốn điều lệ và vốn huy động hợp pháp khác của Quỹ phát triển đất tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại có vốn chi phối của Nhà nước trên địa bàn.

    + Thẩm quyền, quy trình lập, tổng hợp, phê duyệt Kế hoạch ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; thẩm quyền quyết định ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; chế tài xử lý các vi phạm trong việc sử dụng, hoàn trả vốn ứng.

    + Chế độ tài chính, quản lý tài sản, kế toán và kiểm toán.

    + Mối quan hệ và trách nhiệm giữa Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Giám đốc trong quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất, giữa Quỹ phát triển đất với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các tổ chức được ứng vốn, tổ chức nhận ủy thác quản lý Quỹ phát triển đất.

    + Các nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Quỹ phát triển đất.

    Quỹ phát triển đất có những quyền hạn nào?

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Quyền hạn của Quỹ phát triển đất
    1. Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất theo đúng mục tiêu và các nhiệm vụ được giao.
    2. Ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ để điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất.
    3. Kiểm tra việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn ứng của dự án, nhiệm vụ được Quỹ phát triển đất ứng vốn.
    4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn ứng.
    5. Các quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    Như vậy, quỹ phát triển đất có những quyền hạn như:

    + Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất theo đúng mục tiêu và các nhiệm vụ được giao.

    + Ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ để điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất.

    + Kiểm tra việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn ứng của dự án, nhiệm vụ được Quỹ phát triển đất ứng vốn.

    + Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn ứng.

    + Các quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan

    25