Để bán chỉ định đối với loại hàng hóa dự trữ quốc gia thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Nội dung chính
Để bán chỉ định đối với loại hàng hóa dự trữ quốc gia thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định của phám luật về hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ) thì việc bán hàng hóa dự trữ quốc gia được thực hiện thông qua 3 hình thức sau:
- Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán đấu giá;
- Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán chỉ định;
- Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán trực tiếp rộng rãi cho nhiều đối tượng.
Trong đó, theo quy định tại Điều 21 Thông tư 89/2015/TT-BTC thì hàng dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh chỉ được bán theo phương thức chỉ định cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Khi bán chỉ định hàng hóa dự trữ quốc gia thì thực hiện theo trình tự sau đây:
- Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán chỉ định, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.
Nội dung kế hoạch bán chỉ định gồm: danh mục; số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia; đơn vị xuất bán, đơn vị mua hàng dự trữ quốc gia; địa điểm bán; thời hạn xuất bán; giá bán và các nội dung khác.
- Đối với hàng dự trữ quốc gia bán chỉ định theo quy định tại Điều này không phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia tổ chức thực hiện xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng kế hoạch được phê duyệt.
- Hồ sơ, chứng từ xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức bán chỉ định thực hiện theo quy định về hồ sơ, chứng từ xuất bán hàng dự trữ quốc gia hiện hành.