Các tiêu chí và yêu cầu nào cần có để thực hiện việc bán hàng hóa dự trữ quốc gia trực tiếp cho tất cả các đối tượng?

Các tiêu chí và yêu cầu nào cần có để thực hiện việc bán hàng hóa dự trữ quốc gia trực tiếp cho tất cả các đối tượng? Quy trình bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng gồm các bước nào?

Nội dung chính

    Các tiêu chí và yêu cầu nào cần có để thực hiện việc bán hàng hóa dự trữ quốc gia trực tiếp cho tất cả các đối tượng?

    Theo quy định của phám luật về hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ) thì việc bán hàng hóa dự trữ quốc gia được thực hiện thông qua 3 hình thức sau:

    - Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán đấu giá;

    - Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán chỉ định;

    - Bán hàng hóa dự trữ quốc gia theo phương thức bán trực tiếp rộng rãi cho nhiều đối tượng.

    Trong đó, theo quy định tại Điều 23 Thông tư 89/2015/TT-BTC thì hàng năm các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ kế hoạch xuất bán luân phiên đổi hàng; căn cứ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với từng mặt hàng để xây dựng trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Thông tư này phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng đối với các mặt hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Dự trữ quốc gia 2012, cụ thể như sau:

    - Hàng dự trữ quốc gia là thóc, vắc xin, hóa chất khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, muối trắng.

    - Hàng dự trữ quốc gia theo quy định phải bán đấu giá nhưng bán đấu giá 02 cuộc không thành.

    Theo đó, cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia tính cho từng đơn vị tài sản bán đấu giá được coi như không thành trong các trường hợp sau:

    - Không có người tham gia đấu giá, trả giá;

    - Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm.

    Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng, trình người có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

    - Đối với hàng dự trữ quốc gia do bộ, ngành quản lý.

    - Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý.

    Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.

    Nội dung kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng bao gồm:

    - Số lượng, chất lượng, danh mục và địa điểm xuất bán hàng dự trữ quốc gia;

    - Giá bán hàng dự trữ quốc gia: Các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ vào chất lượng hàng bán ra, giá thị trường tại thời điểm trình thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (đối với hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý), trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý) quyết định giá bán cụ thể nhưng không được thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá 02 cuộc không thành thì giá bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng không được thấp hơn giá khởi điểm bán đấu giá.

    - Thời gian đăng tải, thông báo, niêm yết về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia;

    - Thời gian mở kho xuất bán hàng dự trữ quốc gia;

    - Thời hạn kết thúc xuất bán hàng hàng dự trữ quốc gia.

    Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia thực hiện đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và niêm yết tại địa điểm bán hàng về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia.

    Quy trình bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng:

    - Tổ chức kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất bán;

    - Mở kho xuất bán hàng đúng thời gian quy định; thu tiền bán hàng trước, xuất hàng sau;

    - Mở sổ theo dõi xuất kho, ghi chép hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối chiếu tiền, hàng trong ngày;

    - Thực hiện chế độ báo cáo xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

     

    1