Các trường hợp nào được xuất hàng hóa dự trữ quốc gia?

Tôi có một thắc mắc liên quan đến hoạt động xuất hàng hóa dự trữ quốc gia cần được các bạn hướng dẫn. Cụ thể là trong các trường hợp nào theo quy định của pháp luật hiện hành thì được thực hiện hoạt động xuất hàng hóa dự trữ quốc gia?

Nội dung chính

    Các trường hợp nào được xuất hàng hóa dự trữ quốc gia?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ) thì hoạt động xuất hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định xuất hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được chuyển lên phương tiện bên nhận tại cửa kho dự trữ quốc gia.

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 89/2015/TT-BTC thì việc xuất hàng dự trữ quốc gia được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - Xuất bán hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;

    - Xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;

    - Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;

    - Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.

    Pháp luật đồng thời quy định việc xuất hàng hóa dự trữ quốc gia phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    - Đúng kế hoạch, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền.

    - Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian và đúng đối tượng quy định.

    - Đúng trình tự, thủ tục và có đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

    - Hàng được giao, nhận trên phương tiện vận chuyển của bên giao hoặc bên nhận tại cửa kho dự trữ quốc gia hoặc tại địa điểm do cấp có thẩm quyền quy định.

    - Hàng nhập trước, xuất trước; hàng nhập sau xuất trước phải có quyết định của cấp có thẩm quyền.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    11