10:52 - 03/12/2024

Đề án sáp nhập bộ ngành 2025 ra sao? Sáp nhập các bộ ngành 2025 nào?

Đề án sáp nhập bộ ngành 2025 ra sao? Sáp nhập các bộ ngành 2025 nào? Mục tiêu cụ thể đề ra tại Nghị quyết 18 như thế nào?

Nội dung chính

    Đề án sáp nhập bộ ngành 2025 ra sao? Sáp nhập các bộ ngành 2025 nào?

    Trên tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có Đề án sáp nhập bộ ngành 2025 cũng như danh sách Sáp nhập các bộ ngành 2025 chính thức. 

    Theo tiểu mục 2.2. Mục 2 Phần II Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017việc sáp nhập các bộ ngành 2025 có thể được thực hiện bắt đầu từ các bộ ngành, lĩnh vực như Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…

    Theo thông tin từ Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, dự kiến thực hiện Sáp nhập các bộ ngành sau:

    - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;

    - Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

    - Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ;

    - Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Ngoài ra, sẽ kết thúc hoạt động của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam. 

    Nội dung trên là ý kiến, đề xuất, chưa phải thông tin chính thức về Đề án sáp nhập bộ ngành 2025, việc sáp nhập các bộ ngành 2025 vẫn phải chờ văn bản quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 

    Đề án sáp nhập bộ ngành 2025 ra sao? Sáp nhập các bộ ngành 2025 nào?

    Đề án sáp nhập bộ ngành 2025 ra sao? Sáp nhập các bộ ngành 2025 nào? (Hình từ Internet)

    Mục tiêu cụ thể đề ra tại Nghị quyết 18 như thế nào?

    Căn cứ Mục 2 Phần II Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 nêu rõ mục tiêu cụ thể như sau:

    - Đến năm 2021:

    (1) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý;

    (2) Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn;

    (3) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố;

    (4) Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.

    - Từ năm 2021 đến năm 2030:

    (1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế;

    (2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị;

    (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

    (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

    (5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

    - Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".

     

    393