Đầu tư xây dựng tài sản cố định đối với doanh nghiệp vốn nhà nước hiện nay được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Đầu tư xây dựng tài sản cố định đối với doanh nghiệp vốn nhà nước hiện nay được quy định như thế nào?
Việc đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại Điều 24 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
- Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp:
+ Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp;
+ Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.
- Trình tự, thủ tục đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Người quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu quyết định không đúng thẩm quyền hoặc tài sản cố định được đầu tư, xây dựng, mua, bán không sử dụng được, sử dụng không hiệu quả.”
Ngoài ra, việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định được hướng dẫn bởi Điều 23 và Điều 24 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.