Đất ở tại đô thị được quy định ra sao? Thời gian sử dụng đất ở đô thị là bao lâu?
Nội dung chính
Đất ở tại đô thị thuộc phạm vi địa giới nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
1. Đất ở là đất làm nhà ở và các mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, cụ thể như sau:
a) Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã, trừ đất ở đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn nhưng vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính xã;
b) Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính phường, thị trấn và đất ở nằm trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính xã mà đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn.
...
Theo như quy định trên thì đất ở tại đô thị được xác định là loại đất nằm trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính phường, thị trấn, và các khu vực trong xã đã thực hiện dự án xây dựng đô thị mới theo quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn.
Đất ở tại đô thị được bố trí như thế nào với đất xây dựng các công trình công cộng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 196 Luật Đất đai 2024 được quy định như sau:
Đất ở tại đô thị
...
3. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
4. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn, pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo như quy định trên thì đất ở tại đô thị phải được bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho các công trình công cộng và sự nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
Thời gian sử dụng đất ở đô thị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Đất sử dụng ổn định lâu dài
1. Đất ở.
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này.
3. Đất rừng đặc dụng; đất rừng phòng hộ; đất rừng sản xuất do tổ chức quản lý.
4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân đang sử dụng ổn định được Nhà nước công nhận mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 199 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 199 của Luật này.
6. Đất quốc phòng, an ninh.
7. Đất tín ngưỡng.
8. Đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật này.
9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh.
10. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt.
11. Đất quy định tại khoản 3 Điều 173 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.
Theo như quy định trên thì đất ở đô thị được quy định là loại đất có thời gian sử dụng ổn định lâu dài.
Đất ở tại đô thị được quy định ra sao? Thời gian sử dụng đất ở đô thị là bao lâu? (Hình ảnh từ Internet)
Đất ở tại đô thị có thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 1 Điêu 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về dối tượng chịu thuế như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Căn cứ theo quy định trên thì đất ở tại đô thị thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hạn mức giao đất ở tại khu vực đô thị?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 196 Luật Đất đai 2024 quy định đất ở tại đô thị như sau:
Đất ở tại đô thị
1. Đất ở tại đô thị là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực đô thị.
2. Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị.
3. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
4. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn, pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo như quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại khu vực đô thị.