Đất nông nghiệp khác là gì? Đất nông nghiệp khác dùng để làm gì?

Đất nông nghiệp khác là gì? Đất nông nghiệp khác dùng để làm gì? Chưa lên thổ cư mà xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp khác bị phạt bao nhiêu?

Nội dung chính

    Đất nông nghiệp khác là gì? Đất nông nghiệp khác dùng để làm gì?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về phân loại đất như sau:

    Phân loại đất
    ...
    2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
    b) Đất trồng cây lâu năm;
    c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
    d) Đất nuôi trồng thủy sản;
    đ) Đất chăn nuôi tập trung;
    e) Đất làm muối;
    g) Đất nông nghiệp khác.
    ...

    Thêm vào đó theo quy định khoản 7 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
    ...
    7. Đất nông nghiệp khác gồm:
    a) Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm;
    b) Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi kể cả các hình thức trồng trọt, chăn nuôi không trực tiếp trên đất;
    c) Đất xây dựng công trình gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp gồm đất xây dựng nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động; đất xây dựng công trình để bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ và các công trình phụ trợ khác.

    Như vậy, có thể thấy, đất nông nghiệp khác là loại đất trong nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng cho một số mục đích cụ thể như: ươm tạo cây giống, con giống; trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho học tập, nghiên cứu; xây dựng nhà kính...

    Đất nông nghiệp khác là gì? Đất nông nghiệp khác dùng để làm gì?

    Đất nông nghiệp khác là gì? Đất nông nghiệp khác dùng để làm gì? (Hình từ Internet)

    Đất nông nghiệp khác có thể lên thổ cư không?

    Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:

    Chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
    a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
    b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
    c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
    d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
    e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
    g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
    ...

    Như vậy, có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (trong đó có trường hợp lên thổ cư) nhưng phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Chưa lên thổ cư mà xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp khác bị phạt bao nhiêu?

    Căn cứ vào Điều 31 Luật Đất đai 2024 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

    Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
    1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
    3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.
    4. Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.
    5. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
    6. Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
    7. Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

    Một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất là sử dụng đất đúng mục đích.

    Hành vi chưa lên thổ cư cho đất nông nghiệp khác mà tự ý xây nhà trên đất sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 123/2024/NĐ-CP về sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    Hành vi chuyển đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ dưới 0,01 héc ta;

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta;

    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

    - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

    - Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta trở lên.

    (2) Hành vi chuyển đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng với mức phạt thuộc địa giới hành chính của xã.

    Như vậy, còn tùy thuộc vào khu vực địa giới hành chính và diện tích đất mà người vi phạm tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp khác mà sẽ xác định được số tiền cụ thể.

    Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

    Lưu ý: Mức phạt tiền được đề cập trên đây được áp dụng đối với người vi phạm là cá nhân. Đối với cùng hành vi do tổ chức vi phạm, thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt đã được đề cập. (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP)

    7