Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công như thế nào?

Để đánh giá hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công, chúng ta cần dựa vào những tiêu chí cụ thể nào để có được kết quả chính xác?

Nội dung chính

    Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công như thế nào?

    Căn cứ Điều 32 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác cổng dịch vụ công quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 31/2021/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 09/12/2021) quy định về đánh việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công như sau:

    - Việc đánh giá, phân loại, xếp hạng kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tự động trên cơ sở sau:

    + Kết quả kết nối, tích hợp giữa Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia;

    + Các dữ liệu thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến; thanh toán trực tuyến; tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến; kết quả đồng bộ trạng thái hồ sơ; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về việc giải quyết hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia;

    + Các yêu cầu khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    - Kết quả đánh giá được phân loại theo mức điểm và xếp thành 05 mức: Xuất sắc; Tốt; Khá; Trung bình; Yếu.

    - Kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công được công bố, công khai định kỳ hàng năm, làm căn cứ để bộ, ngành, địa phương đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

    - Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn phương thức đánh giá điện tử và xây dựng, vận hành chức năng đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công của Cổng Dịch vụ công quốc gia.

    8