Đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nội dung chính
Đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Điều 7 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, ngoài các yêu cầu chung nêu trên, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đánh giá thêm một số nội dung sau:
1. Đánh giá công tác huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Khả năng cân đối NSĐP so với dự toán, các biện pháp đã và sẽ thực hiện để đảm bảo cân đối NSĐP trong Điều kiện dự báo khả năng thu NSĐP khó đạt mức dự toán giao theo Chỉ thị số 22/CT-TTg, gồm: phấn đấu tăng thu, Tiết kiệm chi, cắt giảm chi, sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương (50% dự phòng NSĐP, nguồn cải cách tiền lương, nguồn kết dư ngân sách năm 2015; quỹ dự trữ tài chính,...). Đề nghị lượng hóa từng nguồn, số đã sử dụng, số còn dư (nếu có).
3. Tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội:
3.1. Các chính sách thường xuyên bố trí trong dự toán năm 2016:
Chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ, Luật Người cao tuổi và Luật Người khuyết tật; chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3 - 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú theo Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh bán trú theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông trung học ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, cho người cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; chính sách miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ;...(đối với từng chính sách, đề nghị có báo cáo cụ thể đối tượng, nhu cầu kinh phí thực hiện theo biểu mẫu số 13 của Thông tư này).
3.2. Các chính sách khác:
Chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ người có công với cách mạng; chính sách đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại các vùng đặc biệt khó khăn (chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;...); chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách đối với trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh và phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, cứu đói cho người dân; chính sách hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro khi bám biển, đánh bắt xa bờ; chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ,... tại địa phương.
4. Báo cáo cụ thể việc bố trí ngân sách (bao gồm cả số NSTW hỗ trợ có Mục tiêu cho NSĐP - nếu có) và sử dụng dự phòng NSĐP thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh ở người và trên gia súc, gia cầm, cây trồng; tình hình sử dụng dự phòng NSĐP đến ngày 30 tháng 6 năm 2016.
5. Tình hình phân bổ, giao chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc phân bổ lập quỹ phát triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
6. Tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của NSĐP (bao gồm cả tình hình huy động, bố trí vốn để hoàn trả cả gốc và lãi đến ngày 30 tháng 6 năm 2016), gồm: số dư nợ đầu năm, ước số huy động trong năm, số trả nợ đến hạn, ước dư nợ huy động đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Trong đó, số dư nợ huy động của NSĐP theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN bao gồm cả các Khoản vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn (Tình hình dư nợ, vay trả nợ của NSĐP báo cáo chi Tiết theo biểu mẫu số 9 của Thông tư này).
7. Tình hình thu, chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết; việc sử dụng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương, trong đó tập trung đầu tư cho các công trình thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo quy định.
8. Tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Số xã hoàn thành Mục tiêu chương trình, kinh phí thực hiện, chi Tiết theo từng nguồn (NSTW, NSĐP, vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn huy động khác,...).
9. Tình hình thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo: Kinh phí thực hiện, chi Tiết theo từng nguồn (NSTW, NSĐP, các nguồn huy động khác,...).
Trên đây là đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2016 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC.
Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất