Đánh giá rủi ro thiên tai trong kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh hiện nay được quy định thế nào?

Đánh giá rủi ro thiên tai trong kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh hiện nay được quy định thế nào? Và được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Đánh giá rủi ro thiên tai trong kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh hiện nay được quy định thế nào?

    Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT quy định về xác định, đánh giá rủi ro thiên tai trong kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh như sau:

    Về đánh giá rủi ro thiên tai:

    - Phạm vi đánh giá:

    Phạm vi không gian là đánh giá rủi ro thiên tai theo đơn vị hành chính của địa phương; phạm vi thời gian là đánh giá rủi ro thiên tai trong tương lai do tác động của biến đổi khí hậu (theo kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố), chuỗi số liệu thu thập về cường độ của thiên tai và thiệt hại trong quá khứ trong vòng 05 đến 10 năm gần nhất và thống kê các thiên tai lịch sử, thiên tai lớn đã xảy ra trước đó;

    - Phương pháp, nội dung đánh giá, theo trình tự như sau:

    Đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình tại địa phương dựa vào quy định về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, dựa vào số liệu đo đạc thực tế, kết quả tính toán để đánh giá cường độ của từng loại hình thiên tai điển hình ở địa phương; đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của từng đối tượng chịu tác động như: con người, nhà ở, một số ngành kinh tế chính (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch), cơ sở hạ tầng (giao thông, xây dựng, điện lực, viễn thông, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, y tế, giáo dục, văn hóa); đánh giá tổng hợp mức độ rủi ro của từng loại hình thiên tai tác động lên từng đối tượng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý.

     

    13