Dân số TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương là bao nhiêu?

Dân số TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương là bao nhiêu? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Dân số TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương là bao nhiêu?

    Nghị quyết 60-NQ/TW chốt hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

    Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 có phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 ĐVHC cấp tỉnh trong đó có phương án sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 01 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có diện tích tự nhiên 6.772,6 km2 và quy mô dân số 13.608.800 người.

    Vậy, quy mô dân số TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập 2025 là 13.608.800 người.

    Trên đây là thông tin "Dân số TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương là bao nhiêu?"

    Dân số TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương là bao nhiêu?

    Dân số TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

    Theo Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định như sau:

    (1) Thảo luận và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ được Hội đồng nhân dân cùng cấp giao.

    (2) Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

    (3) Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

    (4) Giám sát việc thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật tại địa phương.

    (5) Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân;

    Tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.

    (6) Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

    (7) Quyết định số lượng thành viên các Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình. Phê chuẩn danh sách và việc cho thôi làm Phó Trưởng Ban, Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân.

    (8) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.

    (9) Thành lập Tổ đại biểu, xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi Tổ đại biểu, phân công Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

    (10) Trình Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật.

    (11) Quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.

    (12) Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

    (13) Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm 02 lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân.

    (14) Trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp, Thường trực Hội đồng nhân dân được quyết định các nội dung sau đây và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất:

    - Biện pháp giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn;

    - Điều chỉnh dự toán, phân bổ tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách hằng năm.

    Chuyên viên pháp lý Tăng Trung Tín
    saved-content
    unsaved-content
    325