Công trình điện bao gồm những thành tố gì?
Nội dung chính
Công trình điện bao gồm những thành tố gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình điện bao gồm:
a) Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên;
b) Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp dưới 110kV;
c) Hệ thống điện độc lập tại nông thôn, miền núi, biên giới và các khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam chưa nối lưới điện quốc gia;
d) Nhà máy điện, thiết bị, lưới điện đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia và các công trình phụ trợ của Nhà máy điện.
[...]
Như vậy, công trình điện bao gồm:
- Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên;
- Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp dưới 110kV;
- Hệ thống điện độc lập tại nông thôn, miền núi, biên giới và các khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam chưa nối lưới điện quốc gia;
- Nhà máy điện, thiết bị, lưới điện đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia và các công trình phụ trợ của Nhà máy điện.
Công trình điện bao gồm những thành tố gì? (Hình từ Internet)
Bên giao công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị cho Nhà nước có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 13. Trách nhiệm của các bên liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác
1. Bên giao có trách nhiệm:
a) Tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện theo đúng quy định của pháp luật đến thời điểm ký Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản; chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các thủ tục, quy định liên quan tới đầu tư xây dựng công trình trước khi bàn giao;
b) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, phối hợp cùng Bên nhận, cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác thực hiện kiểm tra tình trạng công trình điện, kiểm kê, xác định giá trị công trình điện bàn giao;
c) Thực hiện bàn giao tài sản và các hồ sơ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, quản lý, vận hành của Bên nhận;
d) Thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản bàn giao theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
[...]
Theo đó, bên giao công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị cho Nhà nước có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình điện theo đúng quy định của pháp luật đến thời điểm ký Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản; chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các thủ tục, quy định liên quan tới đầu tư xây dựng công trình trước khi bàn giao;
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 02/2024/NĐ-CP, phối hợp cùng Bên nhận, cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác thực hiện kiểm tra tình trạng công trình điện, kiểm kê, xác định giá trị công trình điện bàn giao;
- Thực hiện bàn giao tài sản và các hồ sơ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, quản lý, vận hành của Bên nhận;
- Thực hiện hạch toán giảm tài sản, giá trị tài sản bàn giao theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các trách nhiệm khác được quy định tại Nghị định 02/2024/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước thuộc về ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 02/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 14. Xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với công trình điện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đối với công trình điện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
[...]
Như vậy, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với công trình điện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định đối với công trình điện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.