14:22 - 01/11/2024

Công tác đảm bảo an toàn cho vận thăng của thiết bị nâng tại công trường xây dựng có những quy định cụ thể nào?

Vận thăng của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Vận thăng của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?

    Tại Tiết 2.4.2 Tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD vận thăng của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng được quy định như sau:

    2.4.2.1  Vận thăng phải tuân thủ các quy định của QCVN 16:2013/BLĐTBXH và các quy định dưới đây.

    2.4.2.2  Phải bố trí rào chắn đối với giếng thăng tại mặt đất (ở tất cả các mặt) và đường tiếp cận từ vận thăng vào công trình.

    2.4.2.3  Chiều cao của rào chắn (trừ lối ra vào) phải đủ để ngăn ngừa người rơi, ngã (khoảng 2,0 m) nhưng không được thấp hơn 1,1 m.

    2.4.2.4  Cửa ra vào vận thăng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    a) Phải có dạng lưới hoặc tấm có lỗ để có thể nhìn xuyên qua;

    b) Cao tối thiểu 2,0 m, ngoại trừ những chỗ không thể thực hiện được;

    c) Khi đóng phải đảm bảo ngăn cản được việc tiếp cận vào bàn nâng của vận thăng và bất kỳ phần chuyển động nào của vận thăng.

    2.4.2.5  Thanh dẫn hướng cho bàn nâng của vận thăng phải đủ khả năng chịu uốn và không bị oằn khi thanh hãm an toàn bị kẹt.

    2.4.2.6  Đối với các vận thăng đã lắp đặt mà phạm vi hoạt động của nó thấp hơn chiều cao của công trình và khi phần công trình bên trên vẫn đang đi công, phải thực hiện che chắn ĐBAT tại đỉnh của giếng thăng để ngăn ngừa vật rơi từ trên xuống.

    2.4.2.7  Nền móng hoặc kết cấu đỡ tháp vận thăng phải được thiết kế và thi công ĐBAT, vững chắc. Tháp vận thăng phải được giằng, neo giữ chắc chắn vào móng và công trình tại các cao trình theo thiết kế lắp đặt. Kết cấu sử dụng để đỡ, neo giữ tháp vận thăng phải tuân thủ theo quy định tại 2.3.

    2.4.2.8  Phải bố trí thang leo từ chân tới đỉnh của vận thăng ngoài trời để phục vụ việc kiểm tra, bảo trì.

    2.4.2.9  Động cơ của vận thăng phải đủ công suất để kiểm soát được tải trọng nâng, hạ lớn nhất theo yêu cầu của công việc vận chuyển.

    2.4.2.10  Động cơ của vận thăng phải được tự động ngừng ngay khi bàn nâng đạt tới điểm dừng cao nhất theo thiết kế lắp đặt.

    2.4.2.11  Máy tời cáp (của vận thăng loại kéo cáp) phải đảm bảo để phanh đóng khi cần điều khiển không giữ ở vị trí vận hành (đóng tự động khi cần điều khiển ở vị trí 0).

    2.4.2.12  Cấm vận chuyển người bằng vận thăng được thiết kế chỉ để chở hàng.

    2.4.2.13  Không sử dụng thiết bị dừng kiểu con cóc, bánh cóc (loại chỉ cho bàn nâng, hạ xuống khi nhấc con cóc ra khỏi bánh cóc) cho máy tời cáp (của vận thăng loại kéo cáp).

    2.4.2.14  Bàn nâng phải đủ khả năng nâng tải trọng bằng tải trọng làm việc an toàn lớn nhất (theo thiết kế của bàn nâng) nhân với hệ số an toàn tải trọng (theo quy định của nhà sản xuất hoặc QCVN 16:2013/BLĐTBXH).

    2.4.2.15  Bàn nâng phải được lắp thiết bị hãm (phanh) an toàn chống rơi đảm bảo giữ bàn nâng với tải trọng nâng lớn nhất trong trường hợp cáp nâng bị đứt.

    2.4.2.16  Lồng thăng và bàn nâng phải được trang bị cơ cấu khóa ngăn dịch chuyển tại các vị trí dừng (khi chất, dỡ tải) để ĐBAT cho người ra vào.

    2.4.2.17  Tại các mặt không dùng để chất, dỡ tải, bàn nâng phải được lắp tấm chặn chân và bao quanh bằng lưới thép hoặc các vật liệu phù hợp khác để ngăn các vật nâng (vật tư, vật liệu, sản phẩm) bị rơi ra ngoài.

    2.4.2.18  Để ngăn ngừa nguy hiểm do các vật rơi từ trên xuống, bàn nâng phải được che chắn.

    2.4.2.19  Nếu đối trọng của vận thăng được ghép từ nhiều khối thì các khối này phải có cấu tạo để đảm bảo được liên kết chắc chắn với nhau.

    2.4.2.20  Đối trọng của vận thăng phải di chuyển theo đường dẫn hướng.

    2.4.2.21  Tại các điểm dừng (điểm chất và dỡ, hạ tải) của vận thăng phải bố trí sàn công tác phù hợp, ĐBAT cho người lao động sử dụng.

    2.4.2.22  Các bảng thông tin dưới đây phải được treo ở những vị trí dễ nhìn với chữ, ký hiệu dễ đọc:

    a) Trên các loại vận thăng:

    - Trên cabin hoặc bàn nâng: Đơn vị tải trọng bằng kg hoặc đơn vị tải trọng phù hợp khác và tổng tải trọng được phép để, đặt trên sàn (tải trọng làm việc an toàn lớn nhất);

    CHÚ THÍCH: Khuyến khích quy đổi tổng tải trọng thành các số lượng viên, gói, hộp, bao mà chúng thường xuyên được vận chuyển (ví dụ: số bao xi măng).

    - Trên động cơ vận thăng: Đơn vị tải trọng nâng bằng kg hoặc đơn vị tải trọng phù hợp khác và tải trọng được phép nâng, hạ (tải trọng làm việc an toàn lớn nhất).

    b) Trên vận thăng chỉ dùng để vận chuyển người: Số người lớn nhất và tổng tải trọng được mang tại một thời điểm (tải trọng làm việc an toàn lớn nhất);

    c) Trên vận thăng chỉ dùng để chở hàng: Những nơi tiếp cận vận thăng và bàn nâng (sàn công tác) phải ghi rõ “Cấm sử dụng để vận chuyển người”.

    2.4.2.23  Vận thăng sử dụng để vận chuyển người phải có lồng thăng được cấu tạo và lắp đặt để bảo vệ người chống vật rơi và ngã ra ngoài lồng.

    2.4.2.24  Trên lồng thăng phải có cửa ra tại các mặt cho phép tiếp cận. Cửa lồng thăng phải đảm bảo không thể mở được khi lồng thăng đang di chuyển trừ trường hợp lồng thăng đã ở vị trí chất, dỡ tải. Cửa lồng thăng phải được đóng lại trước khi lồng thăng di chuyển.

    2.4.2.25  Cổng (cửa) ở đường tiếp cận vào giếng thăng phải đảm bảo không được mở khi vận thăng đang di chuyển trừ trường hợp lồng thăng đã ở đúng vị trí chất, dỡ tải. Cổng (cửa) này phải được đóng lại trước khi lồng thăng di chuyển.

    Công tác đảm bảo an toàn cho vận thăng của thiết bị nâng tại công trường xây dựng có những quy định cụ thể nào? (Hình từ Internet)

    Dây, cáp sử dụng để nâng, hạ của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

    Tại Tiết 2.4.6 Tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD dây, cáp sử dụng để nâng, hạ của thiết bị nâng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

    -  Dây, cáp để nâng, hạ trong các thiết bị nâng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với yêu cầu của công việc.

    -  Công việc lắp đặt, bảo trì, kiểm tra, thử nghiệm đối với dây, cáp sử dụng cho công việc nâng, hạ phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy định tại 2.4.1.

    -  Không sử dụng dây, cáp thép đã qua sửa chữa vào các thiết bị nâng.

    -  Khi dùng nhiều dây, cáp độc lập với mục đích giữ ổn định để nâng sàn công tác thì mỗi dây, cáp phải đủ khả năng nâng được sàn công tác.

    22