Công tác đảm bảo an toàn khi đối mặt với những chỗ tụt lở lớn tại khu vực khai thác mỏ thủ công cần được tổ chức như thế nào?

Công tác đảm bảo an toàn khi đối mặt với những chỗ tụt lở lớn tại khu vực khai thác mỏ thủ công cần được tổ chức như thế nào để hạn chế nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe của người lao động?

Nội dung chính

    Công tác đảm bảo an toàn khi đối mặt với những chỗ tụt lở lớn tại khu vực khai thác mỏ thủ công cần được tổ chức như thế nào?

    Công tác đảm bảo an toàn khi gặp những chỗ tụt lở lớn khu vực khai thác mỏ thủ công được quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 27 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, theo đó, gặp những chỗ nứt nẻ, tụt lở lớn, bắn bẩy đá to nguy hiểm, thì phải như sau:

    a) Người chỉ huy theo dõi phân công người có kinh nghiệm vào làm việc và bố trí người cảnh giới khu vực nguy hiểm.
    b) Cảnh báo cho những người ở các tầng dưới tránh vào nơi an toàn, thu dọn và tháo gỡ tất cả các phương tiện làm việc vận chuyển về phía dưới, cắm cờ báo hiệu giới hạn vùng nguy hiểm.
    c) Người chỉ huy khai trường quy định, giới hạn vùng nguy hiểm ở mỗi bên hoặc tầng có liên quan.
    d) Sau khi giải quyết, hết sự nguy hiểm mới cho phép người vào làm việc.

    Trên đây là tư vấn về công tác đảm bảo an toàn khi gặp những chỗ tụt lở lớn khu vực khai thác mỏ thủ công. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

    Trân trọng!

    8